Chiến tranh Những cuốn sách về tình báo Việt Nam

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi phihungwwww, 8/9/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. phihungwwww

    phihungwwww Lớp 1

    1. Điệp Viên Hoàn Hảo - Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn
    [​IMG]
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Giới thiệu về nội dung
    Điệp Viên Hoàn Hảo - Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn - Phóng Viên Tạp Chí Time & Điệp Viên Cộng Sản Việt Nam

    Điệp viên hoàn hảo tập hợp rất nhiều câu chuyện về cuộc đời tình báo của Phạm Xuân Ẩn (Phóng viên tạp chí time & Điệp viên cộng sản Việt Nam). Larry đã thần người mấy giây khi được hỏi câu chuyện nào để lại cho ông ấn tượng sâu sắc nhất. Sau một hồi suy nghĩ, ông kể về tình bạn sâu sắc giữa ông Ẩn và nhà báo Robert Anson. Ông Ẩn đã cứu Robert Anson khi ông này bị bắt ở Campuchia. Đó là một hành động liều lĩnh, có thể khiến thân phận ông Ẩn bị bại lộ, nhưng ông vẫn làm vì trước đó nhà báo người Mỹ này đã cứu sống hơn mười trẻ em VN trong cuộc thảm sát ở Takeo, Campuchia. Trong hơn 30 năm qua, Robert Anson vẫn để trên bàn làm việc của mình tại New York một tấm ảnh của ông Phạm Xuân Ẩn để nhớ đến người đã cứu mạng mình... " Larry Berman trong cuốn sách của mình – một cái nhìn từ bên trong, quá giới hạn, một câu chuyện gây kinh hoàn chân thực – đã nhân đạo hóa một cách khéo léo những mâu thuẫn trong cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn, một điệp viên của Hà Nội trong cùng một lúc làm việc cho các tổ chức báo chí Mỹ để che đậy cho các hoạt động tình báo của ông. Tình yêu tổ quốc của ông còn lớn hơn cả sự khâm phục của ông đối với Mỹ. Một câu hỏi luôn xuất hiện trong từng trang cuốn sách này là: bạn sẽ làm gì nếu lịch sử đúc sẵn cho bạn đôi giầy Phạm Xuân Ẩn? “Điệp viên hoàn hảo”

    2.Ông tướng tình báo bí ẩn & những điệp vụ siêu hạng

    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

    Trong những nhà tình báo siêu hạng của chúng ta, có 2 điệp viên vừa được phong quân hàm cấp tướng vừa được phong danh hiệu anh hùng. Đó là Phạm Xuân Ẩn và ông. Tên của vị lão tướng này cho đến nay vẫn chưa hề xuất hiện trên sách báo. Cuộc đời ông là một chuỗi dài những chuyện hào hùng gay cấn xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc, trong đó có hơn 20 năm hoạt động đơn độc giữa Sài gòn.

    Bằng lòng yêu nước vô bờ bến và tài năng bẩm sinh, ông đã thực hiện nhiều điệp vụ siêu hạng, trong đó có việc cứu ông hoàng Norodom Shihanouk và cứu ông Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư Đảng)… Ông là ai vậy ? Đồng đội gọi ông là Ba Quốc, còn trong giấy tờ, ông là Đặng Trần Đức, thiếu tướng anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam… Năm nay đã 83 tuổi, ông vẫn chưa được nghỉ hưu. Và khi chúng tôi khởi đăng loạt ký sự này thì ông đang nằm bệnh viện vì một căn bệnh hết sức hiểm nghèo…

    Bước chân vào nghề

    Hai năm trước, khi thu thập thông tin để viết thiên ký sự về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, chúng tôi có dịp “thâm nhập” vào các mạng lưới tính báo và được gặp nhiều điệp viên siêu hạng. Chúng tôi bị cuốn hút bởi các chiến công và những câu chuyện ly kỳ của họ, đã đành là như vậy rồi. Nhưng càng thâm nhập sâu, càng hiểu nhiều hơn về họ, chúng tôi càng bị một sức cuốn hút khác, mạnh mẽ hơn. Đó là những nhân cách lớn được tạo ra từ lòng yêu nước và tâm hồn trong trẻo của họ. Ai trong số họ cũng có một cuộc đời đầy sóng gió nhưng tất cả đều sống thầm lặng. Họ không hiếu danh. Đức tính đó cuốn hút mạnh mẽ chúng tôi, nhưng cũng gây cho chúng tôi không ít khó khăn, bởi họ không muốn nói về mình.

    Lần đầu tiên chúng tôi biết về ông Ba Quốc là từ câu chuyện với ông Mười Nho, một cán bộ chỉ huy tình báo lão thành. Trong những lần nói chuyện với chúng tôi về Phạm Xuân Ẩn, ông Mười Nho có kể chuyện về ông Ba Quốc vâ “hứa” sẽ giới thiệu chúng tôi gặp ông – người mà ông Mười Nho cho là cũng rất “lừng lẫy”. Nhưng đến lần gặp sau thì ông Mười Nho lắc đầu, ông nói ông đã “cố gắng hết sức mình” để thuyết phục, nhưng ông Ba Quốc không đồng ý để ai viết về mình. Chúng tôi đem câu chuyện này nói với một sĩ quan tình báo quân đội, người hay lui tới chỗ ông. Anh này cũng lắc đầu : “Khó lắm. Ông ấy sống âm thầm, vĩnh viễn không muốn ai biết về những chuyện của ông ấy”. Cuối cùng, chúng tôi phải nhờ đến người chỉ huy cao nhất của cơ quan tình báo quốc phòng. Đó là một vị tướng trẻ, từng làm trợ lý cho ông Ba Quốc. Vị tướng trực tiếp dẫn chúng tôi đến giới thiệu với ông Ba Quốc bằng một lời “bảo lãnh” khiến chúng tôi hơi bất ngờ : “Thưa chú, Báo Thanh niên là tờ báo nổ phát súng đầu tiên vào tập đoàn tội ác Năm Cam và những kẻ bảo kê cho Năm Cam, chú có thể yên tâm”. Và hoàn toàn không giống như chúng tôi hình dung. Thiếu tướng anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam Đặng Trần Đức không phải là một ông già nghiêm nghị, khó tánh và lập dị. Ông trả lời vị tướng trẻ bằng một nụ cười cực kỳ hiền từ. Trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn nhưng đầy thần sắc của ông vừa lộ rõ khí phách, vừa ẩn chứa những nét bao dung đôn hậu. Sau này chúng tôi mới biết, ngày xưa khi làm sĩ quan trong Đặc ủy Trung ương tình báo Sài gòn, ông mang tên Nguyễn Văn Tá, biệt hiệu là Tá “bụt”…

    2.Ông Cố Vấn - Hồ sơ một Điệp Viên

    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    GIỚI THIỆU
    Tiểu thuyết mô tả nhân vật Hai Long lúc đó đưa vợ con vào Nam khu sống gần chợ Thị Nghè, đang làm một chân đánh máy trong Bộ Công chánh. anh bị Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung bắt giữ và bị giam để chờ xác minh tại trại giam Tòa Khâm, Huế. Vì nghi ngờ là có thời gian làm cán bộ Việt Minh. Do công tác chuẩn bị tốt, do sự vận động của cha Hoàng, cộng với sự may mắn, anh không bị kết tội vì không đủ hồ sơ, nhưng vẫn bị giam giữ. Trong trại nhận được sự chỉ đạo của trùm tình báo Mười Hương, khi đó cũng bị giam. Cộng với sự xây dựng sự tín nhiệm của Ông Ngô Đình Cẩn bằng tờ trình 4 Nguy cơ đe dọa chế độ cuối năm 1959. Tờ trình không những gây được sự chú ý của Cẩn và sau đó cả của Ngô Đình Nhu lẫn Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính đã diễn ra năm 1960.

    Sau cuộc gặp chớp nhoáng tại sân bay cha Lê và ông Ngô Đình Nhu, anh em họ Ngô đã chú ý đến anh, thoát khỏi sự giam cầm kéo dài trong hơn 2 năm. Nhu đã đưa anh về Sài Gòn, trong thời gian đó anh làm cố vấn cho Ngô Đình Nhu. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ.

    Mãi đến năm 1965 sự tranh giành giữa có tướng trẻ. Anh đã tham gia vận động bầu cử cho Nguyễn Văn Thiệu, trong vai trò liên lạc giữa tướng Thiệu và Công giáo. Sau bầu cử làm một cố vấn cho tướng Thiệu trong lĩnh vực quan hệ với giới Công giáo. Vũ Ngọc Nhạ đã mở rộng Cụm A.22, đưa người của cụm cắm vào trợ tá cho tổng thống.

    CIA phát hiện thấy điều không bình thường ở những người này, đã tiến hành điều tra từng nhân vật. Tổng Nha Cảnh sát điều tra mở rộng vụ án. Kết quả mạng lưới A.22 vỡ hoàn toàn. Vụ án được đưa ra xét xử năm 1969, làm rung động chính quyền Sài Gòn, anh và các đồng chí bị kết án chung thân ngoài Côn Đảo.

    Năm 1973 anh và Huỳnh Văn Trọng được đưa về trại Chí Hòa, anh lại nối lại các quan hệ. Sợ anh có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính quyền, trong năm đó anh được trao trả tại Lộc Ninh cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong căn cứ anh được giao làm công tác xác minh. Vũ Ngọc Nhạ được khôi phục hoạt động bí mật và được công nhận hàm sĩ quan.

    Năm 1974, anh hoạt động không công khai tại Củ Chi, với mục đích xây dựng một cụm tình báo chiến lược mới, nối lại quan hệ với các tổ chức chính trị thuộc Lực lượng thứ 3, đặc biệt là khối Công giáo.

    Năm 1975, trở lại Sài Gòn, tư cách là một đại biểu Công giáo. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặt bên cạnh tướng Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập, chứng kiến những giờ phút cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

    3."X30 phá lưới"

    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

    Nhà văn Đặng Thanh nổi tiếng trên văn đàn thập niên 70 – 80 thế kỷ trước với những tiểu thuyết tình báo, phản gián, trong đó nổi bật nhất là cuốn “X 30 phá lưới” nói về nhà tình báo Phan Thúc Định. Tác phẩm này từng được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản tại: Nga, Mỹ, Nhật, Bungari… Cũng vì sự nổi tiếng đó mà ông dính vào chuyện kiện cáo lôi thôi.

    Trong các tác phẩm của nhà văn Đặng Thanh, nổi bật nhất là tiểu thuyết “X 30 phá lưới”. Tác phẩm này được viết ở miền Bắc nhưng năm 1975 mới in trên Báo Sài Gòn Giải Phóng, sau in thành sách. Lúc đó nhà văn Đặng Thanh đang làm bên Tòa án nhân dân TP HCM. Vào thời đó, đất nước mới giải phóng, trên thế giới vẫn còn hai phe Xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và Tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ, những tác phẩm văn học còn ít, đặc biệt truyện tình báo, phản gián rất thiếu. Từ đó, truyện này khi xuất bản trong nước đã gây sốt trên văn đàn. Sau đó, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và nhiều nước xuất bản: Nga, Bungari, Nhật, Mỹ… Khi biết tin một nhà xuất bản ở Nhật in tác phẩm này, một người quen của nhà văn Đặng Thanh đã kiện ông, đòi quyền tác giả và nhuận bút.

    Theo lời kể của ông Tuấn Phương và vợ chồng ông Tuấn Dũng, lai lịch của chuyện này như sau: Khi bắt đầu viết “X 30 phá lưới” thì gia đình ông Thanh còn ở miền Bắc, do bận rộn nên ông Thanh nhờ một người thầy giáo dạy Văn sửa giùm lỗi chính tả trong bản thảo. Vì cũng bận nên người thầy giáo này lại nhờ một đồng nghiệp cũng dạy Văn làm giùm. Khi truyện in trên báo thì không thấy người này lên tiếng đòi hỏi quyền lợi, nhưng khi nghe tin một nhà xuất bản ở Nhật in tác phẩm này, thì người thầy giáo sửa giùm bản thảo kia kiện ra tòa đòi tác quyền và nhuận bút.

    Tại tòa, ông này không trưng ra được bằng chứng gì chứng minh mình là tác giả. Ngược lại, nhà văn Đặng Thanh đã trưng ra nhiều bằng chứng thể hiện mình là tác giả. Đối chiếu các bằng chứng và xét lai lịch của hai người, tòa án kết luận ông Đặng Thanh là tác giả của “X 30 phá lưới” vì chỉ có những người làm trong ngành tình báo hoặc có tư liệu về nó mới am tường mà viết ra được những truyện về tình báo. Trong khi đó, ông thầy giáo kia chỉ là một giáo viên dạy Văn, không thể có tư liệu, vốn sống và sự hiểu biết, trải nghiệm như ông Đặng Thanh. Tuy nhiên, tòa cũng tuyên nhà văn Đặng Thanh phải viết lời cảm ơn cho người thầy giáo kia. “Chuyện đó thì không phải đến lúc tòa tuyên, bố tôi mới làm. Khi xuất bản, ngay trang đầu, ông đã viết lời cảm ơn nhiều người, trong đó có người thầy giáo kia”, ông Tuấn Phương chia sẻ.

    Mấy chục năm trôi qua, những tác phẩm của ông vẫn được tái bản, làm say mê hàng triệu độc giả. Đọc truyện của ông để hiểu thêm và tự hào về lịch sử, trí tuệ của dân tộc Việt Nam.


     
    Last edited by a moderator: 8/9/17
  2. purewater110

    purewater110 Lớp 5

    Góp với bạn quyển "Sau cành violet" mình có bản sách nhưng không rõ lai lịch tác giả
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  3. phihungwwww

    phihungwwww Lớp 1

    cũng nói về tình báo hả bạn
     
    chumonhon thích bài này.
  4. purewater110

    purewater110 Lớp 5

    Đúng rồi bạn.
     
  5. viettran_ru

    viettran_ru Lớp 7

    Thêm Những cuốn sách về tình báo
     

    Các file đính kèm:

    luuhuan, horungcn, quangnw and 21 others like this.
  6. viettran_ru

    viettran_ru Lớp 7

    minhnghenhac thích bài này.
  7. khuctrinh

    khuctrinh Mầm non

    Có bạn nào có bộ truyện tình báo "Khúc quân hành lặng lẽ" không, mình tìm rất lâu rồi mà không có.
    Cám ơn các bạn.
     
    phuongnam1972 thích bài này.
  8. dtgnwe34

    dtgnwe34 Mầm non

    các lick sách trong #1 đều đã hỏng, các bạn nào còn giữ có thể sharre lại dc k a
     
  9. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    luuhuan thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này