Làm người Self-help Người chí khí - Hoàng Xuân Việt <1000QSV1TVB #0325>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Thu VO, 5/4/18.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0325 Người chí khí.PNG
    Tên sách : NGƯỜI CHÍ KHÍ
    Tác giả : HOÀNG XUÂN VIỆT
    Nhà xuất bản : NHÀ SÁCH KHAI TRÍ
    Năm xuất bản : 1960
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : mopie, minhf@yahoo, patimiha, thao nguyen, chip_mars, ganbunma, linhtt, lovelysnake289, kimduyen, blacktulip161, thuannguyen1088

    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Văn Ninh, Trần Khang, Nguyễn Thị Thủy, Đỗ Thị Thuỳ Trang, Hoàng Thị Trang, Trần Thị Kim Duyên, Trần Trung Hiếu, Nguyễn Tuấn Vinh, Dương Nhật Xuân, Trần Khánh Hoàng, Hoàng Huệ Anh, Vũ Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Nhi, Đỗ Thúy Nhi, Nguyễn Tuấn Anh

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 04/04/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả HOÀNG XUÂN VIỆT và NHÀ SÁCH KHAI TRÍ
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    TIA SÁNG
    TỰA

    PHẦN THỨ NHẤT : Ý-CHÍ KHÁI-LUẬN

    CHƯƠNG I : XƯƠNG SỐNG CỦA NGƯỜI CHÍ KHÍ

    1. Ý chí phải chăng là bùa vạn năng của con người ?
    2. Đặc tính của ý chí
    3. Vì có ý chí mới có trách nhiệm
    4. Tác-động ý chí trên tình-dục
    5. Tác-động của ý chí trên trí-tuệ
    6. Ý chí với cuộc sống thể xác
    7. Ý chí với cuộc giáo hóa con người
    8. Không thể không giáo luyện ý chí
    9. Nhưng ý chí rèn luyện được không ?

    CHƯƠNG II : CƠ-CẤU TÂM-LÝ CỦA Ý-CHÍ

    1. Khai-lối
    2. Luật Tái-tích-phân với chí-dục
    3. Ý tưởng với ý chí
    4. Từ ý định đến hành động
    5. Ý chí với tập quán
    6. Ý chí với tình cảm
    7. Bộ mặt thực của ý chí

    A. Bản chất sinh lý của ý chí
    B. Bản chất tâm lý của ý chí
    C. Quan niệm hoàn bị về ý chí

    CHƯƠNG III : CON ĐẺ CỦA Ý CHÍ

    1. Nghị-lực
    2. Can đảm
    3. Tự chủ
    4. Nỗ-lực
    5. Điềm đạm
    6. Vui vẻ
    7. Chí-Khí
    8. Một lý tưởng

    CHƯƠNG IV : VÀI CƠN BỆNH CỦA Ý-CHÍ

    1. Ý chí cũng mắc bệnh
    2. Kém ý chí vì những nội hạch phát triển không điều hòa
    3. Những con bệnh thông thường của ý chí


    PHẦN THỨ HAI : THUẬT MUỐN

    CHƯƠNG V : VỆ SINH CỦA Ý CHÍ

    1. Vệ sinh thể xác
    2. Vệ sinh tinh thần

    CHƯƠNG VI : TẠO NHỮNG TẬP QUÁN MUỐN

    1. Muốn là một tập quán
    2. Bản chất của tập quán
    3. Ích-lợi của tập quán
    4. Làm sao tạo tập quán muốn
    5. Phạm vi hoạt động của tập quán muốn

    CHƯƠNG VII : NGƯỜI CHÍ KHÍ LÀ NGƯỜI SUY NGHĨ

    1. Vai trò của ý tưởng trong việc muốn
    2. Bản chất của ý tưởng
    3. Làm sao phán đoán và lý luận đúng

    A. Cơ cấu của phán đoán và lý luận
    B. Cho đặng phán đoán và lý luận đúng
    4. Chúng ta phải biết những gì để muốn

    CHƯƠNG VIII : NGƯỜI CHÍ KHÍ LÀ NGƯỜI TỰ ĐỊNH

    1. Người chí khí là người tự định
    2. Tác vi người chí khí là tác vi nhân linh
    3. Nguyên nhân làm giảm cường độ của tác vi nhân linh
    4. Lợi dụng lương tâm để tự quyết
    5. Tác dụng của tình cảm trên ý chí
    6. Kim chỉ nam của tác vi tự định

    CHƯƠNG IX : NGƯỜI CHÍ KHÍ LÀ NGƯỜI TỰ-TÁC

    1. Không hoạt động thì ý định mốc meo
    2. Chân nghĩa của thành công
    3. Làm sao nên người đắc lực ?
    4. Những đức căn bản để tốc đắc hành

    Chương X : ÁP DỤNG Ý CHÍ ĐỂ DŨNG HOÁ Ý CHÍ

    1. Luyện tiếng nói
    2. Sửa điệu bộ
    3. Tập thể dục
    4. Dùng Dugià pháp (Yoga)
    5. Săn sóc chữ viết
    6. Săn sóc phong độ
    7. Mỗi tuần có khẩu hiệu luyện chí
    8. Tiêu diệt dần dần tật xấu
    9. Tạo luyện những tập quán tốt
    10. Luyện những năng hướng cần cho giá trị con người hơn luyện những tập quán
    11. Mỗi ngày làm kỹ những việc nhỏ nhặt phải làm
    12. Ghi sổ kiểm tâm
    13. Sống đầy đủ đời sống nội tâm

    HƯỚNG THƯỢNG
    VÀI SÁCH THAM KHẢO
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TIA SÁNG

    - Trẻ con và người lớn đều không làm tròn việc tự giáo dục, không cất mình lên cao được, nếu chẳng muốn siêu vượt những thù vật, chẳng đặt ý chí trên các xung động và lý trí trên bản-năng. ANTONIN EYMIEU

    - Không phải luôn « Muốn là được », nhưng nhiều khi không được tại vì không muốn. WATERSTON

    - Muốn là quyết tuyển để hành động. TH. RIBOT

    - Cho đặng thành đạt những mưu tính lớn phải có ba điều : Cái đầu lạnh như băng, con tim nóng như lửa, bàn tay cứng như sắt. N. SACKE BAUT

    -Không có việc gì có giá-trị ở đời mà không đổi bằng thời gian bị hiểu lầm, chịu đau khổ, cố-gắng và quyết thành-công. FEURZINGER

    -Thiện thai ! thiện thai ! Nan nhẫn nan nhẫn ! Phi nhân bất nhẫn, bất nhẫn phi nhân : Phải lắm ! Phải lắm ! Khó nhịn ! Khó nhịn ! Không phải người không nhịn, không nhịn không phải người. TỬ-TRƯƠNG


    TỰA

    BẠN có nghe không ? Hàn-mặc-Tử rên :
    Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh
    Hơn hết u buồn của nước mây
    Củanhững tình duyên thường lỡ dở.
    Của lời rên siết gió heo may.

    Vâng. Lamartine cũng đã đứt từng đoạn một khi viết bài cái Hồ (Le Lac). Edgar Poe không khỏi đau nhói trong tim khi đẻ bài con Quạ (The Raven). Mà trên đường đời đâu phải con người khổ vì ân với ái mà thôi. Rất tin tưởng nơi ý-nghĩa của cuộc sống, phải lạc quan sống, luôn nuôi hi vọng, nhưng chúng ta phải thực-tế nhận theo triết lý của một thánh kinh nọ rằng : đời là sũng lệ. Con người sống là đau khổ, mỗi người có thứ khổ riêng, con người mấy ngàn năm trước, hiện tại ở Đông ở Tây đều khổ. Tuyệt thánh như Giêsu có lần cũng than : « Linh hồn Thầy buồn rầu cho đến chết ». Còn Khổng-Tử ? Lần nọ đến đất Vệ, Khổng-Tử được vua Linh Công mời đi dạo. Linh Công cùng Nam Tử phu nhân của ngài ngồi xe chạy trước. Khổng-Tử ngồi trong một chiếc xe riêng chạy sau. Thiên hạ hai bên đường cười nhạo bảo rằng ngài đạo hạnh thế ấy mà còn đeo đuổi sắc đẹp. Ngài buồn quá buông mấy lời : « Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giã giã : Tôi chưa từng thấy người yêu nhơn đức như yêu sắc đẹp » để tự an ủi. Rồi từ thời Khổng-tử đến bây giờ cái nạn bị hiểu lầm vẫn tiếp tục, bao nhiêu tâm-hồn biến thành nghĩa-địa cũng vì nó. Trên đường lập thân, trong cuộc kinh doanh và bất cứ công việc gì quan-hệ đều có phần đau khổ dành cho kẻ dấn thân vào. Mà đừng nói chi khi bắt tay thi hành việc gì, ngay lúc ở không mãi, ta cũng thấy đời sống ít thú vị, là nhàm, ngáp, than. Thưa thiệt với bạn, chúng tôi rất ghét sự đầu hàng cuộc sống, thái độ trốn đời vì cho đời là suối lệ, nhưng một cách thấm thía chúng tôi tin sống là một cuộc lên dốc liên miên, thân ta gập-ghềnh, gối ta khấp-khểnh, chân ta vấp ngã, và Bạn ơi, chúng ta nhứt định phải đứng lên rồi tiến tới. Chúng tôi thấy không có mấy thứ triết lý nhân sinh cần thiết cho chúng ta sống đời sống con người, tạo cho mình một giá trị tồn tại cả sau giờ ta tắt thở, bằng triết lý của Nỗ Lực. Chúng tôi không tin nó thần hiệu như cẩm nang của Khổng-Minh, có khả năng giúp bạn lập những kỳ công lưu danh bia sử (mặc dầu có người bằng kinh-nghiệm đã nói 95% thiên tài là công phu) nhưng chúng tôi tin nếu bạn lấy nó làm khẩu hiệu suốt đời, bạn có thể bớt hối hận nhiều khi nằm trên tử sàng. Cũng như Foch trong cuộc đại chiến 14-18 thua trận nầy gầy trận khác, trên đường đời hễ té bạn liền đứng dậy, thất bại việc gì liền khởi công lại ngay, làm sao bạn rút cục sẽ không sống khả quan. Trong cuốn sổ danh nhân của thế-giới có mấy người tự nhiên và ngẫu nhiên mà thành công, mà nên thánh. Một bút thơ nào chẳng đã ngâm :

    « Ai chiến thắng mà không từng chiến bại
    Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần ».

    Nếu biết nhiều xin bạn mách giùm chúng tôi. Chớ chúng tôi biết chắc phần đông bất hủ nhờ cố gắng. Không cần mơ mộng « bất hủ » như họ, nhưng chúng ta phải có cái tức ở chỗ nầy là tại sao cũng người như họ chúng ta không chịu nỗ lực, một phương thế ta có thể dùng được, để ít ra làm những bổn phận hằng ngày cho đắc lực. Thánh Aucutinh đã nhờ câu nầy lắm « Isti, istaecur non ego :ông kia bà nọ được sao tôi không ». Chúng tôi thấy để lập thân bạn có thể lấy câu đó làm tiêu ngữ.

    Nếu tự nhiên bạn sinh ra là một thiên tài, có hồn nhạc của Mozart, ba tấc lưỡi của Cicéron, bộ óc của Pascal, ngòi bút của Nguyễn-Du thì hay lắm. Nhưng giá chúng ta có đầu não trung-bình thôi và thiếu mọi phương-thế để khai thác những năng lực của mình thì chúng ta phải làm sao ? Chẳng lẽ ngồi khoanh tay để ngâm :

    « Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao » ?

    Vẫn tin tưởng thần lực, vẫn quyết có nhiều điều không tùy ý chí của ta nhưng ta phải cố gắng giá trị hóa đời mình được chừng nào hay chừng ấy. Chân giá trị của một con người không chỉ căn-cứ ở thành-công, mà phần lớn, ở thái-độ vươn mình lên, đi không được thì lết, không cho đi thẳng thì đi vòng, đi xổng lưng chẳng đặng thì nằm xuống mà bò trường, ở sức khỏe tinh thần luôn khinh thường khó nhọc để hoàn thiện đời mình về mọi phương diện. Chắc bạn đã đọc quyển « The old man and the Sea : ông lão và biển cả » của Ernest Hemingway. Không cần bạn đồng ý hết những quan niệm về nhân sinh trong cuốn ấy, song sức cố gắng bắt cho kỳ được con cá to của ông lão có thể nhóm trong tâm hồn bạn ngọn lửa cố gắng để theo đuổi lý tưởng. Thỉnh thoảng vì đau khổ quá bạn có thể buông lời than như ông lão của Hemingway. Chúng ta là những hữu thể có tinh thần mà cũng có tình cảm, cảm giác, gặp phong trần tự nhiên chúng ta có phản ứng của con người nghĩa là biết đau khổ buồn rầu. Thái-độ của Rodrigne trong Le Cid chúng tôi cho là láo và thái-độ của con sói trong bài Le Loup của Alfred de Vigny bạn thấy hình như kiêu căng quá mà cũng « phi nhân loại » quá. Ta phải thành thật với ta. Đã không có trái tim đồng, lớp da sắt thì đơn sơ nhứt là chúng ta nhận tính người yếu đuối như Đức Giêsu khi hấp hối rên than cùng Thượng-Đế : « Nếu đẹp lòng Cha xin cho con khỏi uống chén đắng nầy ». Ngài rên than nhưng không phải vì bạc nhược muốn tránh khổ và Ngài tự ý uống chén khổ. Chúng ta nên theo gương Ngài. Thuyền đời của chúng ta gặp sóng gió có lẽ nhiều lắm, gối chúng ta chồn, tay chúng ta mê mỏi nhưng mắt chúng ta sáng quắc ngó tới, trán chúng ta khinh miệt vũ-bão, ba đào và chúng ta cần thần lực mà không quên tận dụng hết nhân lực để chèo lái với lòng cậy tin. Lẽ tất nhiên chỉ nỗ lực của chúng ta phải được rèn đúc già dặn theo một phương pháp vừa duy lý vừa thực tiễn.

    Cuốn sách nầy là người bạn thật tâm cung cấp cho bạn phương-pháp đó. Kết quả việc chí dục của bạn ra sao ? Tương-lai mù mịt quá ; vả lại theo Victor Hugo nó thuộc về Thượng-Đế, ta không biết nó sẽ thế nào. Nhưng cứ thường mà xét, một khi bạn đã gieo mầm tốt thì bạn có lý để hy vọng gặt những mùa màng thạnh mậu nên bạn yên tâm. Và bây giờ bạn hãy đánh một diêm quẹt đi, hít một ngụm khói thuốc thơm, chậm rãi giỡ tiếp, chậm rãi đọc và chậm rãi suy nghĩ…

    Hi vọng ! Thưa bạn.

    Hoàng-Xuân-Việt
    Sài-gòn 16-3-57
     
    angoc1234, ai0ia, vu thien vu and 5 others like this.
  4. gãlangthang

    gãlangthang Mầm non

    link download đâu nhỉ ad ơi.
     
    Last edited by a moderator: 6/4/18
  5. mopie

    mopie Moderator Thành viên BQT

    Ở trên đó
     
    Heoconmtv thích bài này.
  6. damrimuabay

    damrimuabay Lớp 1

    sao em tải mà cứ bị lỗi thế là sao nhỉ
     
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Ebook vẫn tải được bình thường nhé bạn, nếu không thì bạn nhắn tin vào FB Fanpage của Forum, mình sẽ gửi bạn ebook ở đó. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    luonggia thích bài này.
  8. chirnot

    chirnot Mầm non

    Cám ơn mọi người
     
Moderators: dragonking91, mopie
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này