Tập 3 gồm các bài viết (chuyên đề) sau: - Những dấu ấn cổ sơ của các xã hội Đông Nam Á - Lại bàn về nước Lâm Ấp - Champa - Yếu tố truyền thống văn hóa biển trong văn hóa Đồng Đậu - Sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á cổ đại: Trở lại với các yếu tố bản địa - Một vùng đất - Hai lịch sử: Tiền tố Chăm trong lịch sử vùng đất Hội An - Châu thổ Mê Kông và thế giới thủy biên thế kỷ XVIII - Về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần - Gốm sứ Đàng Ngoài xuất khẩu ra Đông Nam Á thế kỷ XVII: Tư liệu và nhận thức - Nghiên cứu các thương cảng cổ ở Đông Nam Á: Trường hợp thương cảng Manila (Philippines) thế kỷ XVII - Ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVIII - Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác quyền lực khu vực - Sự phát triển của nền hải thương Chăm Pa thời kỳ Vijaya (cuối thế kỷ X đến cuối thế kỷ XV) - Quan hệ của Chân Lạp và Xiêm thế kỷ VII-XVI - Nhân sâm Hàn Quốc (Nhân sâm Cao Ly) tại Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX - Hiểu biết của Triều Tiên về cuộc xâm lược của nhà Minh đối với Đại Việt - ASEAN thập niên đầu thế kỷ XXI - Quá trình thâm nhập Đông Nam Á của người Anh (cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII) - Hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Pháp ở Đại Việt và Siam (nửa sau thế kỷ XVII - Giữa thế kỷ XVIII) - Từ đế chế thương mại đến đế quốc thực dân: Nguyên nhân, động lực và quá trình bành trước thực dân của Hà Lan ở Indonesia - Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Philippines nửa cuối thế kỷ XIX - Các nền kinh tế ở Đông Nam Á thời thuộc địa - Đông Nam Á 1945 con đường đấu tranh vì độc lập - tự do - Một lịch sử quan hệ quốc tế mới ở Đông Nam Á trong những thập niên 1950,1960: Tác động từ cuộc kháng chiến chống Pháp - Chiến lược của Trung Quốc trong việc từng bước thôn tính Biển Đông Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link File trên là bản scanned pdf, các bạn cài KOReader (hiện đã có bản cho Android, Kobo, Kindle) và đọc ở chế độ Reflow sẽ hiển thị gần giống với ebook thông thường (cho phép thay đổi cỡ chữ, tự dãn dòng...). KOReader còn có tính năng hay ho nữa là dịch đoạn văn trong file epub từ tiếng Anh sang Việt (cần bật wifi) trong khi đọc ebook tiếng Anh. Bản pdf này chụp bằng vFlat (đã nắn thẳng 1 lần), nắn thẳng tiếp bằng ScanTailor Experiment, đóng gói bằng NAPS2, "đóng dấu" bằng Adobe Acrobat rồi xuất ra file jpg, resize bằng Image Magick, đóng gói pdf lần cuối bằng NAPS2
Thì nó miễn phí, nhỏ, nhẹ, sử dụng đơn giản thôi, không thấy gì nổi bật lắm. Tại tui trước nay toàn dùng Abbyy tạo file searchable pdf chứ chưa đóng gói scanned pdf bao giờ nên download đại cái phần mềm này về đóng gói
Nhân sâm Hàn Quốc (Nhân sâm Cao Ly) tại Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX Chuyên đề (Bài viết) này không hiểu dịch giả nhầm lẫn hay cố ý đưa cụm từ "Hàn Quốc" vào (tới hơn 71 lần) gây mập mờ, hiểu nhầm không đáng có. Thời điểm bài viết đề cập đến là "nửa đầu thế kỷ XIX" thì phải dùng danh xưng Cao Ly hoặc Triều Tiên mới đúng chứ? Xét trong bối cảnh nửa đầu thế kỷ 19 trở về trước, việc sử dụng các cụm từ sau đây trong bài viết dường như không chính xác, gây nhầm lẫn không đáng có: - Nhân sâm Hàn Quốc ... nửa đầu thế kỷ XIX (tiêu đề) - nhân sâm được trồng tại Hàn Quốc (sao không phải là: nhân sâm được trồng tại bán đảo Triều Tiên?) - quà tặng của Hàn Quốc gửi đến Trung Quốc trong thế kỷ thứ VI - (nhân sâm Hàn Quốc) đã xuất hiện rải rác trong Đại Nam thực lục - Trong trường hợp của Hàn Quốc, các phái đoàn triều cống đến Trung Hoa với số lần lớn hơn - khu vực biên giới giữa Hàn Quốc và Mãn Châu, - vấn đề nhân sâm giữa Hàn Quốc và nhà Thanh Trung Quốc - nhân sâm Hàn Quốc (nhân sâm tự nhiên) là một món quà rất quan trọng để biếu tặng hoàng đế Trung Hoa - triều đình nhà Thanh ban tặng nhân sâm cho phái đoàn sứ giả Hàn Quốc - Ở Hàn Quốc, các khu buôn bán nhân sâm nằm độc quyền trong tay của nhóm thương gia Eui Ju, đóng ở vùng phía Bắc của bán đảo Triều Tiên từ đầu thế kỷ XIX ... Mình định thay thế các cụm từ "Hàn Quốc" trong bài viết này thành Triều Tiên hoặc Cao Ly. Không biết có hợp lý không nữa
Bạn @machine, mình thấy các trang pdf cuốn này to nhỏ không đều. Scan Tailor Experimental có chức năng co kéo các trang bằng nhau mà, sao bạn không xài nhỉ?
Trong mấy truyện kiếm hiệp gì quên mất rồi, nhân sâm mọc ở núi Trường Bạch thuộc địa phận Triều Tiên bây giờ là loại thảo dược hiếm có, chất lượng vô song, chữa bách bệnh lỡ có bị dính chưởng của phe hắc đạo, lục phủ ngũ tạng tổn thương nghiêm trọng mà lưu lạc đến núi Trường Bạch kiếm được củ nhân sâm nhai sống thôi là hồi phục hoàn toàn, công lực tăng tiến hơn trước mấy phần Nhân sâm Triều Tiên được PR tốt vậy mà không thấy chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, toàn thấy nhân sâm Hàn Quốc rao bán khắp nơi. Rõ phí
Nghe bảo sâm VN còn xịn hơn gấp bội ý mà, tiếc là không có môi trường võ hiệp để mà PR như truyện Tàu
Điều này là không tưởng vì khí hậu VN không đủ lạnh để có được chất lượng nhân sâm, sâm tam thất có ở VN là một loại sâm khác hẳn. Trường bạch là nơi khí hậu mùa đông khắc nghiệt, giống nhân sâm tìm thấy nơi đây có hàm lượng dinh dưỡng tốt, nổi tiếng từ rất lâu rồi.
Nếu sâm Việt Nam xịn hơn thì đã nằm trong danh sách hàng triều cống rùi và mấy vị vua triều Nguyễn trong chuyên đề "Nhân sâm Cao Ly" bên trên đã không phải lệnh cho sứ đoàn đi Trung Hoa kết hợp tâu trình để mua nhân sâm về. Ngoài lề là nước mắm Đại Việt đã từng nằm trong danh mục hàng triều cống nha, thời tiền Lê thì phải. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi.
Ý mình là ở thời điểm hiện tại thôi, sâm Ngọc Linh của VN cũng thuộc hàng tốt mà, ở miền Trung VN ấy.
Về danh xưng của bán đảo Triều Tiên, tìm hiểu nhanh qua Wikipedia: - Năm 37 trước công nguyên đến 668 sau công nguyên: Cao Câu Ly - năm 918 đến 1392: Cao Ly - năm 1392 đến 1896: Triều Tiên - từ năm 1953: chia tách thành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (gọi tắt là Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (gọi tắt là Hàn Quốc). Chuyên đề "Nhân sâm..." sẽ sửa danh xưng theo các mốc thời gian này. Bạn nào có nguồn tin cậy và chính xác hơn vui lòng bổ sung. Xin cảm ơn.
Quyển này có rất nhiều chú thích (941), OCR bằng ABBYY rồi xuất ra file Word ở dạng Editable copy (không xuất ra ở dạng Exact copy), sau đó dùng tính năng Convert Footnote to Endnote của Word thì khoảng 900 chú thích được dồn về cuối file Word và đánh số liên tục từ 1...900... → giảm được nhiều lỗi ngắt trang và giảm đáng kể công sức đánh dấu chú thích. Ebook chắc vẫn còn sót (nhiều) lỗi chính tả Bạn nào đọc sau vui lòng báo lại để cập nhật. Thanks. Ngoài ra, mấy chữ tiếng Trung và tiếng Hàn hoàn toàn dựa vào Abbyy và vFlat, chắc sẽ có nhiều sai sót. Bạn nào biết tiếng Trung tiếng Hàn vui lòng hiệu đính lại. Xin cảm ơn. Vui lòng download ebook ở post 1.