MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT Tác giả: Phan Văn Trường —★—Hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề và cả nghiệp thương thuyết, Giáo sư Phan Văn Trường, Cố vấn thương mại quốc tế của chính phủ Pháp, có lẽ đã cố gắng thể hiện gần trọn vẹn trong cuốn sách này. Được viết từ trải nghiệm của một người thường xuyên “xông pha trận mạc” đàm phán, thật khó có thể tìm được cuốn sách nào khác về đề tài này mang tính thực tế cao hơn Thương thuyết một đời. Trong đó không có những bài lý thuyết theo lớp lang chuẩn mực, nhưng độc giả sẽ được “sống” thực sự trong từng bối cảnh đàm phán như đang diễn ra trước mắt. Và độc giả sẽ đọc cuốn sách này chẳng khác gì đang đọc một tập truyện ngắn đầy những tình tiết thú vị. —★— Ebook: [VCTVEGROUP]
Mà cho mình hỏi là tại sao tác giả lại là "Cố vấn thương mại quốc tế của chính phủ Pháp" mà không phải của Việt Nam? Thời tác giả còn trẻ, lúc ấy nước ta còn căm Pháp lắm mà.
Tác giả là người Việt, nhưng sang Pháp du học và ở lại làm việc, do ... giỏi quá nên lên tới vị trí đó thôi à, chứ nếu lúc học xong quay về VN thì có khi sẽ như bạn nói, cố vấn chính phủ VN về việc tăng thuế xăng dầu chẳng hạn.
Nhóm mình làm khi có người muốn đọc cuốn đó (và tiện làm luôn), hoặc khi có nhiều người cùng góp sức, đặc biệt cần pdf bản đẹp. Bạn có thể phụ làm sách không?
Một dự án có thể đàm phán vài năm, cuốn sách chỉ giúp bạn hiểu sơ sơ về đàm phán, không thể chuyên sâu. Nhưng có 1 số ví dụ khá thú vị như: Trong 1 lần đàm phán, khi đã xong xuôi và một kỹ sư trẻ phía Giáo sư Trường vỗ tay khá to, làm cho phía đối phương "chột dạ" sợ là mình hớ. Và thế là họ khéo léo hủy đàm phán, đổi người khác đến đàm phán lại từ đầu Và thi thoảng có nét văn hóa của các quốc gia khác. Khá thú vị
Co quyen Mot doi quan tri cua giao su Phan Van Truong khong ban, xin loi minh ko viet duoc tieng viet co dau
Theo wikipedia thì ông Trường đã cùng gia đình di cư vào miền nam năm 1954, đi du học năm 1963, 1970 tốt nghiệp kỹ sư, tới 1973 mới ghi danh làm luận án tiến sĩ (bỏ dở) về "Kinh tế đô thị và Quy hoạch vùng". Như vậy, việc ở lại làm việc cho Pháp, hoặc là một lựa chọn đầy lý tính, hoặc vì nền giáo dục ở miền nam không chú trọng vào "hận thù" nên hướng suy nghĩ của các thế hệ lớn lên / sinh trưởng ở miền nam thời trước 1975 khác rất xa với tư duy của miền bắc chăng? Cũng theo wikipedia thì ông Trường, vào năm 2004 đã về sống và cống hiến cho VN rất nhiều như: giảng dạy miễn phí bậc đại học, cố vấn về đầu tư và xây dựng, v.v và v.v. Nói chung là rất nhiều . Rất tiếc, bài viết trên wikipedia thiếu sự nhất quán, lại không hề dẫn nguồn khiến cho người đọc gặp khá nhiều khó khăn trong việc kiểm chứng.
Quyển này khá hay, mình đọc 2 lần, lần đầu để hiểu tổng quan những điều tác giả gửi gắm, lần 2 đọc kỹ những chỗ mình cảm thấy phù hợp với bản thân.