Thảo luận Mấy vấn đề về phương pháp khảo luận lịch sử

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Ban Tang Du Tử, 27/8/17.

Moderators: amylee
  1. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Nhân bàn thảo bên topic cuốn Vua Gia Long và người pháp. Huynh đệ @Ngọc Sơn có đưa ra mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu khoa học và lý luận sử học. Gồm:

    • Sử liệu, có tính khách quan không?
    • Sử liệu do người viết, người đời sau chép, và khi nào có cũng được kiểm duyệt trước khi in ra, chưa kể đến nó có thể bị biến thành công cụ để phục vụ cho nhu cầu của một cá nhân, một giai tầng, một nhiệm vụ lịch sử nào đó. Những bài học này như thế nào?
    • Lịch sử tất yếu hay không tất yếu?
    • Tính cá nhân và vị trí cá nhân trong lịch sử?
    • Lịch sử không có đúng sai, nó là dòng chảy - vận động không ngừng, cũng không bất biến, chỉ có quy luật có tính chi phối. Tác động của quá khứ đối với tương lai?
    • Tính thời điểm của lịch sử?
    • Tính chủ quan trong phân tích so sánh sử học. Nhận diện và khắc phục?
    • Lịch đại và đồng đại cần đi liền nhau?
    • Phân kỳ để ghi chú quy luật và vận động?
    • Giá trị và ảnh hưởng của lịch sử với tâm lý dân quốc?
    • ...
    Nay viết ra đây để bằng hữu nào thấy thú vị thì chia sẻ đôi dòng để người quan tâm được biết.

    :fish::fish::fish::fish::fish::fish::fish::fish::fish::fish::fish:
     
    Heoconmtv thích bài này.
  2. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Topic rất hay. Xin đóng góp 1 thắc mắc về vấn đề nghiên cứu lịch sử.

    Trong khá nhiều sách lịch sử tôi được đọc (chủ yếu sách VN - có thể do tôi ít đọc sách Tây, chứ chẳng phải tôi chê gì sách Việt), có một phương pháp cũng hay được dùng là "điền dã".

    Gần đây có nổ ra tranh luận về Hoằng Nghị đại vương là bố của Trần Thủ Độ, tôi cũng đọc được mấy bài của các GS, TS về việc họ đã về vùng Nam Định Thái Bình hỏi chuyện mấy cụ già 80 tuổi.

    Thật sự tôi không rõ việc hỏi một cụ già 80 tuổi về một chuyện 800 năm trước thì có ý nghĩa gì? Giá trị của phương pháp điền dã này là gì? Mong được chia sẻ.
     
  3. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thật ra đây cũng chỉ là một vài vấn đề tương tác mà thôi. Nhìn chung chỉ là phạm vi hẹp, cũng sẽ không đánh giá được gì nhiều.
     
  4. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Thật ra trong nền văn hóa mà kinh điển ít, hiếm, không phong phú hay không bao quát các lĩnh vực thì điền dã là phương pháp thu thập thông tin khả dĩ nhất.

    Tại vì kiến thức truyền miệng, dù không chính xác và có sự thay đổi, nhiễu thông tin qua nhiều thế hệ, nhưng nó là dạng cứ liệu có thể tham khảo và sử dụng để đối chiếu với các cứ liệu khác.

    Rất nhiều trường hợp nó trở thành căn cứ sử liệu để nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, tộc người. Điều này rõ nét ở những cộng đồng người thiểu số chưa có chữ viết và văn tự lưu truyền. Do đó, muốn biết chuyện xưa chỉ còn có nước hỏi người già. Thông tin từ người già được dùng để so sánh, đối chiếu với văn hóa tộc người hiện tại, v...v,

    Tuy nhiên, phương pháp điền dã ngoài hỏi đất, đá chuyện 800 năm trước thì nếu hỏi người thường không hỏi lâu đến như vậy.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  5. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Đúng vậy, nhưng tôi thắc mắc là chuyện 800 năm trước thì ý kiến một ông già 80 (có khi lẩn thẩn rồi) với một ông trung niên 50 thì có giá trị khác gì nhau? Vả lại những chuyện 800 năm trước mà truyền miệng thì thật không đáng tin chút nào.
     
  6. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Các nhà nghiên cứu hiện nay, phần lớn đều theo phong cách nghiên cứu từ thập niên 70, phong cách liên xô cũ. Và phương pháp điền dã mà rất nhiều nhà nghiên cứu yêu thích riêng tôi thì không. Đã điền dã phải có điều nghiên, mà hiện tại chúng ta rất ít hoặc chỉ làm theo hình thức, kiểu tư liệu A, ông B nói thế này, bà C nói thế kia. Thật ra đâu có làm chứng liệu lịch sử được. Nhân chứng lịch sử thật ra không hiệu quả quá 10% đó là chưa kể việc tác động ngoại cảnh.
    Trong việc nghiên cứu lịch sử thành thật mà nói Việt Nam mình còn khuyết nhiều quá! Lý do thì không bàn. Nhưng quan trọng nhất là tư duy về bộ môn này không có sự "cầu tiến". Tôi cũng từng được đào tạo bằng các phương pháp đó, nhưng bản thân tôi thấy không mấy thiết thực. Phần lớn luôn có hiện trạng râu ông này chắp cằm bà kia.
     
  7. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Có lần. À, những mấy lần tôi đi thi và đi coi thi đọc thấy cái đề này. Tại sao nhà nguyễn làm mất nước? Việt Nam mất nước trong giai đoạn... là yếu tố khách quan hay chủ quan? Nói thật là cười không nhặt được mồm. Tựu trung, sử Việt buồn cười lắm.
     
  8. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    Không rõ là sử gia VN ngoài phương pháp nghiên cứu sử học Mác-xít (lịch sử là cuộc xung đột giai cấp) còn theo trường phái nào không ?
     
  9. Theo mình so với mốc thời gian 800 năm thì ông 80 với ông 50 và thậm chí đứa 8 tuổi không khác gì nhau, nhưng ông 80 có thể được gặp, được nghe ông 150 (tuổi đến lúc đó, tất nhiên đã chết) có nhiều tư liệu quý giá truyền đạt lại mà ông 50 không gặp được (vì ông 150 đã chết từ khi ông 50 chưa ra đời). Đó là tại sao những người già nắm giữ các bài hát, sử thi, tư liệu văn hóa... của các dân tộc ít người.
     
    ngockq75 thích bài này.
  10. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    mấy cái sử thi dân gian thì không nói làm gì, vì ngoài ra cũng chẳng có nguồn nào khác. Nhưng cái vụ dựa vào mấy cụ 80 tuổi mà phán ra ông bố của Trần Thủ Độ là ai thì không ổn lắm.
     
  11. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Đó là lý do tại sao...? Cần phân biệt được tư liệu văn hoá lịch sử nó hoàn toàn khác với chứng liệu. Rất khác!
     
  12. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Sử thi dân gian của các dân tộc ít người là tư liệu văn hoá lịch sử, sẽ thật sự chủ quan nếu dùng làm chứng liệu lịch sử. Đó là một dạng tư liệu truyền miệng, hoàn toàn không thể kiểm chứng tính xác thực, dù có thể rằng tính lịch sử là rất rõ đi nữa. Vì vậy, các nước và ở nước mình vẫn xếp sử thi vào văn học dân gian, nhưng đúng là có trường hợp các nhà nghiên cứu sử dụng như tư liệu lịch sử để tham khảo thì hoàn toàn chấp nhận được. Chỉ là không nên sử dụng như chứng liệu.
     
  13. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    À, về câu hỏi đầu tiên, tôi nghĩ sử liệu cũng chỉ có thể tin một phần thôi. Cứ giả sử 200 năm nữa mà giở báo chí bây giờ ra đọc thì có hình dung được xã hội hiện nay không?
     
  14. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Cho dù là mấy cụ 80 tuổi ở 800 năm trước xuyên không tới đây thì cũng khó lòng trả lời được. Bởi giai tầng khác biệt, phổ thông dân chúng vốn không cách nào tiếp xúc và nắm rõ được.

    Tôi cũng không hiểu tại sao họ lại có thể bác bỏ gia phả dòng họ của người ta để đưa ra quyết định "nhận tổ quy tông" giùm người ta dựa trên thông tin của các cụ ấy như vậy?
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này