1. Click vào đây để xem chi tiết

Hỏi đáp Lục Độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Góp ý' bắt đầu bởi rockyou, 19/6/18.

  1. rockyou

    rockyou Lớp 8

    Làm ơn cho hỏi, bạn nào có cuốn "Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta" - Lê Mạnh Thát, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2006, chia sẻ cho mình với được không? Xin chân thành cảm ơn trước!!!
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/18
  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG] [​IMG]



    Khi đọc "'Lục độ tập kinh' và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta", chúng ta có thể thấy ngay các thao tác truy tìm xuất xứ chất liệu gốc của huyền thoại "Lạc Long Quân -- Âu Cơ và trăm trứng" được thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát thực hiện.

    -*- Trước hết, ông mở những trang đầu tiên thuộc hai bộ sử lớn nhất của nước ta, được hoàn chỉnh, khắc in dưới triều Lê (Hi Tông, 1697) và triều Nguyễn (Tự Đức - Kiến Phúc, 1884): "Đại Việt sử kí toàn thư" (gọi tắt là Toàn thư) và "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" (gọi tắt là Cương mục). Thêm vào đó, ông còn khảo qua "Đại Việt sử kí" được biên soạn dưới triều Tây Sơn (1800).

    -*- Tiếp theo, thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát chỉ rõ nguồn tư liệu trực tiếp của các bộ sử ấy là từ"Lĩnh Nam chích quái" (Trần Thế Pháp, thời Lý - Trần của nước ta).

    -*- Thao tác kế tiếp, truy nguyên về "Lục độ tập kinh", mà theo ông, là một bản dịch ra tiếng Hán từ nguyên bản tiếng Việt, được thực hiện bởi Khương Tăng Hội (thế kỉ 3 s.cn.).

    -*- Chuyên luận còn truy nguyên đến nguồn thư tịch cổ Trung Hoa như "Kinh Thi" với bài "Tư Tế", và xa hơn nữa, "Lôi dân truyện" của Trầm Ký Tế; nguồn thư tịch cổ của người Phê-ni [Phénicie] (trích dẫn theo văn bản của Yêu-sê-bi-út, 266-340 s.cn.).

    -*- Nhưng chủ yếu chuyên luận lại quay về với nguồn thư tịch cổ Ấn Độ: "Bách thoại", Phạn bản (thế kỉ VIII), Tạng bản (thế kỉ VIII) và Hán bản (220-252 sdl.). Ở bản Hán văn, sách có tên là"Soạn tập bách duyên kinh", do Chi Khiêm dịch. Nguồn chất liệu còn được khảo sát: "A tì đạt ma đại tì bà sa luận" (thế kỉ I tr.dl. -- I sdl.) cùng các văn bản thừa kế và phát triển khác.

    -*- Cuối cùng, nguồn chất liệu cổ xưa nhất được thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát xác định là truyện Gandharì trong sử thi "Mahabharata" (Đại Bha-ra-ta) (8) (9).

    Nếu đảo ngược quy trình đó để khảo sát bản thân chất liệu, chúng ta thấy: Khởi nguyên của vũ trụ: vũ trụ bao gồm cả chúng sinh muôn loài là một cái trứng lớn (Mahabharata 1.1.27-38) hay một cái bào thai có hình dạng một cái trứng (huyền thoại của người Phêni). Và cụ thể ở một gia đình: một bọc thịt bị tách ra làm trăm mảnh, bỏ trong trăm cái hũ đầy bơ, nở ra trăm người con (truyện Gandharì trong Mahabharata: 1.107.1-37); hai người con sinh ra từ 2 trứng hạc; rồi 25, 32, 500 trứng, mỗi trứng nở một người con (qua nhiều truyền thuyết, văn bản khác nhau, như "A tì đạt ma đại tì bà sa luận"); một bọc thịt sau bảy ngày nở ra trăm con trai ("Bách thoại" mà ở bản Hán văn có tên "Soạn tập bách duyên kinh"); một ông vua có nhiều thê thiếp nên có đến trăm con trai ("Kinh Thi"); trứng nở ra người ("Bác vật chí"); và trăm trứng nở ra trăm con (văn bản gần nhất với huyền thoại"Lạc Long Quân -- Âu Cơ và trăm trứng" trong "Lĩnh Nam chích quái""Lục độ tập kinh").

    Trong hàng loạt văn bản ấy, có vài ba truyện có lẽ là nòng cốt nhất. Thử chép lại một vài đoạn:

    * a. Mahabharata 1.1.27-38:

    "Vào thời thế giới này mịt mờ không ánh sáng và hoàn toàn bao phủ trong bóng tối, có một cái trứng lớn làm hạt giống vô tận cho hết mọi sinh vật. [...] Nước, trời, đất, gió, hư không, tứ phương, năm, mùa, tháng, tuần, ngày, đêm cũng lần lượt sinh xuất [từ trứng ấy]. Và đấy là sự sinh của tất cả mọi vật được biết ở trên thế giới này"(10).

    * b. Mahabharata 1.107.1-37: Truyện Gandharì:

    "Vai sam pa ya na nói: "Một hôm, Đơ vai pa ya na đến, đói và mệt. Gan dha ri cúng dường ông. Bằng lòng với cách đối xử, người cho nàng một lời ước. Nàng bèn ước rằng, nàng sẽ có từ nàng một trăm người con giống như chồng nàng. Thế là đến thời có thai với Bảo Kiên, Gan dha ri mang thai, nhưng đã mang thai hai năm dài, mà vẫn không sinh, nên nàng rất buồn khổ. Khi nghe Kun ti sinh một người con rạng rỡ như mặt trời mới mọc, Gan dha ri chịu không được nữa sự thai nghén lâu dài của mình, bèn mất hết suy nghĩ vì buồn khổ, bèn đánh mạnh vào cái thai mà không cho Bảo Kiên biết. Vì thế, một bọc thịt như cục sắt truỵ ra sau hai năm thai nghén. Khi nàng sắp quăng nó đi, thánh Đơ vai pa ya na biết, nhờ thần lực, liền tức khắc hiện đến, nhìn bọc thịt vừa truỵ, rồi hỏi người con gái họ Su ba la: 'Con làm sao thế?'. Nàng bèn đem hết sự thật lòng mình giãi bày cho người cao cả rằng: 'Con nghe Kun ti sinh một người con trai đẹp tuyệt vời như mặt trời mới mọc, nên vì quá buồn khổ con đánh mạnh vào cái thai. Hỡi người tiên, ngài đã cho con ước một trăm người con, nhưng thay vì một trăm người con đó, con nay chỉ có một bọc thịt này mà thôi'". Vyà sa nói: [...] . Vai sam pa ya na nói: "Bọc thịt ấy, khi được rưới nước, sẽ biến thành một trăm mảnh, mỗi mảnh lớn bằng ngón tay trỏ. Mỗi mảnh ấy bấy giờ được đem bỏ trong một của một trăm cái hũ đầy bơ trong ấy, một cách đúng cách, và được giữ gìn một cách cẩn thận... [...] Bấy giờ Thế Tôn dạy người con gái họ Su ba la rằng: 'Nàng chỉ mở những cái hũ ấy sau khi đã đủ hai năm'. [...] Rồi lần lượt vua Đu ry ô dha nô sinh ra từ một giữa những cái hũ ấy. [...] Thế là trong khoảng một tháng trời, một trăm người con trai sinh ra cho Bảo Kiên..." (11).

    Ngoài ra, trong Mahabharata cũng còn có một vài đoạn khác:

    Đoạn: 1.14.1-23: "Ka đờ ru ước mình sẽ có một ngàn con rồng vinh dự như nhau để làm con mình. [...] Khi đủ tháng, Ka đờ ru sinh ra một ngàn cái trứng... [...] Thế rồi, năm trăm năm trôi qua, những người con của Ka đờ ru nở ra từ những cái trứng..." (11).

    * c. "A tì đạt ma đại tì bà sa luận":

    "Người sinh từ trứng là: Xưa ở châu này có người đi buôn vào biển được một con hạc mái, hình sắc lớn đẹp, lấy làm lạ, nhưng vui. Chim sinh hai quả trứng, về sau, trứng nở ra hai đứa trẻ đẹp đẽ thông minh, lớn tuổi xuất gia, đều được quả a la hán" (12).

    -----------

    Lịch sử cổ đại nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong số này, vấn đề truy tìm niên đại ra đời của các truyền thuyết như truyện Hồng Bàng của Lĩnh Nam trích quái là một thí dụ cụ thể. Truyền thuyết đó về sau đã được Ngô Sỹ Liên tiếp thu đã viết nên kỷ Hồng Bàng trong Đại Việt Sử ký toàn thư, làm cơ sở cho các bộ sử kế tiếp như Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục. ngay trong thế kỷ này, việc tranh cãi càng trở nên gay gắt, tuy nhiên, vẫn tập trung vào chuyện khẳng và phủ định truyền thuyết ấy, mà không bình tâm nghiêm túc tìm hiểu xem nó xuất hiện từ bao giờ và do đâu. Đây phải nói là một thiếu sót nghiêm trọng.

    Trong bản nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị tìm hiểu thời điểm ra đời của tình tiết một trăm trứng của truyện Hồng Bàng, lần đầu phát hiện trong truyện 23 của Lục độ tập kinh. Do truy nguyên truyện này, chúng tôi phát hiện có nhiều nét tương đồng giữa hệ truyền thừa của họ Hồng Bàng với hệ truyền thừa Ma-hàbhàrata, xác nhận truyện Hồng Bàng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ bản anh hùng ca đó. Thông qua việc khám phá ảnh hưởng này, chúng tôi tìm hiểu về lai lịch họ Thục và triều đại An Dương Vương do Ngô Sỹ Liên tiếp nhận một lần nữa từ Lĩnh Nam trích quái và Việt điện u linh tập.

    Triều đại ấy bản thân có quá nhiều vấn đề, trong đó nổi bật nhất là một lá thư do Triệu Đà gởi cho Hán Văn đế vào khoảng năm 179 tdl, do Tư Mã Thiên trong Sử ký hay Ban Cố trong Tiền Hán thơ chép lại, ghi nhận nước ta lúc bấy giờ, tức Tây Âu lạc Việt đang có vua. Vậy, dù không phải bất cứ lúc nào các sử liệu Trung quốc cũng có giá trị, trong trường hợp này ta có thể chắc chắn vào thời điểm gửi thư ấy, tức năm 179 tdl, nước ta chắc chắn đang còn có vua. Từ đó, dĩ nhiên không có sự kiện Triệu Đà dánh An Dương Vương. Thế thì, An Dương Vương do đâu ra ?

    Do truyền thuyết nói An Dương Vương chạy vào nước, nước rẽ ra, sau khi thua trận Triệu Đà. Chúng tôi tìm hiểu và thấy nó có nhiều nét tương đống với truyện Duryodhana của anh hùng ca Mahàbhàrata trốn chạy vào nằm ở đáy hồ, sau lúc thua trận Yudhisthira. Từ những tương đồng ấy, chúng tôi đề nghị coi An Dương Vương như một phiên bản Duryodhana của anh hùng ca Mahàbhàrata tại Việt Nam vào những thế kỷ II tdl, đến II sdl. Để dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên đã trở thành một triều đại của lịch sử Việt Nam.

    Cũng từ việc nhìn nhận An Dương Vương như một phiên bản của Duryidhana ở Việt Nam, chúng ta giải thích được một thắc mắc đã trở thành ám ảnh của nhiều nhà cổ sử Việt Nam, đó là triều đại Hùng Vương tại sao có 18 đời ? Và có thực vua Hùng Vương thứ 18 đã bị An Dương Vương đánh bại để lập nên nhà Thục ? Thực tế như đã nói, không có nhân vật lịch sử An Dương Vương đánh bại vua Hùng thứ 18. Con số 18 này, một lần nữa, lại xuất phát từ anh hùng ca Mahàbhàrata, do 18 đội quân của cả hai bên Duryodhana lẫn Yud-histhira tham gia trận đánh trên cánh đồng Kuru.

    Một khi không có An Dương Vương và việc kết thúc thời đại Hùng Vương với vua Hùng 18, ta tất nhiên phải nhìn nhận triều đại ấy tồn tại cho đến năm 43 sdl, khi Hai Bà Trưng, hai vị vua cuối cùng, bị Mã Viện đánh bại. Từ đó, chúng tôi đề nghị nghiên cứu lại việc kết nối triều đại Hùng Vương với triều đại Viêm đế Thần Nông của Trung quốc và phát hiện có khả năng tồn tại một truyền thống sử học Việt Nam ngoài truyền thống sử học Trung quốc của Tư Mã Thiên. Cũng từ kết nối ấy, chúng tôi tìm hiểu cuộc chiến tranh Việt Hoa đầu tiên năm 40-43 sdl, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược diễn ra tương đối gay go và có lúc phía Trung quốc tưởng không chiến thắng nổi.

    Cuối cùng, việc kết nối triều đại Hùng Vương nói họ Thần Nông của Trung quốc không phải là một việc làm tùy tiện ngẫu nhiên, khi chúng tôi xem xét một số cấu trúc ngôn ngữ tồn tại trong Lục Độ tập kinh và trong tiếng Việt trung và hiện đại với một số cấu trúc ngữ pháp chủ yếu trong kinh Thi. Điều này đã dẫn chúng tôi đến giải mã bài Việt ca, bài ca của người Việt, do Lưu Hướng ghi lại trong Thuyết uyển vào năm 16 tdl, mà qua hai nhìn năm phía người Việt ta chưa có một nỗ lực giải mã nào, còn phía Trung quốc thì chỉ có một vài nỗ lực, nỗi bật nhất là của Quách Mạt Nhược, nhưng đã đi đến những kết luận sai lầm.

    Việc nghiên cứu lịch sử cổ đại dân tộc ta đã được quan tâm từ lâu, tối thiểu là từ năm 1480, sau khi Ngô Sỹ Liên viết bài biểu dâng bộ Đại Việt sử ký toàn thư cho vua Lê Thánh Tôn, rồi tiếp theo có các công trình của Ngô Thì Sỹ và Quốc sử quán triều Nguyễn, cụ thể là bộ Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tuy nhiên, do hạn chế của thời đại và lịch sử, ngay cả tư liệu từ các nguồn Trung quốc vẫn chưa được khai thác triệt để và có hệ thống, dẫn tới những nhận định lầm lạc về giai đoạn khởi nguyên của lịch sử dân tộc ta. Bản nghiên cứu Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên dân tộc ta là nhằm bổ sung một phần nào những thiếu sót vừa nói.

    Tất nhiên với tư cách một bản nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về lĩnh vực ấy, nó không thể nào tránh hết mọi sơ sót. Chúng tôi tha thiết mong mỏi bạn đọc góp ý, đặc biệt các bậc thức giả quan tâm về lịch sử cổ đại Việt Nam.

    Viết tại Madison – mùa Đông năm Tân Hợi ( 1971 )

    ebook:(chưa đủ tiền mua sẽ cập nhật sau. Nếu ai có tấm lòng gởi tặng)
     
  3. Thái Phác

    Thái Phác Lớp 2

    Nhớ lại rằng, ý kiến của Ông Lê Mạnh Thát đã từng gây giông bão trong giới học thuật ở thời điểm đó.
     

Chia sẻ trang này