Quyển Kinh Tụng Hằng Ngày được phiên dịch và biên soạn theo một văn phong thuần Việt, nhằm giúp cho người đọc trực tiếp cảm nhận lời vàng của đức Phật bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, để hiểu sâu lời Phật hơn, nhờ đó, dễ dàng áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Trong bộ Kinh này, ngoài thần chú Bát-nhã Tâm Kinh là thần chú duy nhất còn giữ lại để trì tụng, tất cả các thần chú khác đều được tỉnh lược. Nghi thức này chủ yếu nhấn mạnh đến tinh thần “niệm pháp” và “hành thiền,” đồng thời phát huy tinh thần “tụng niệm, tư duy và thực hành” lời Phật dạy trong các Kinh điển. Các tinh thần này hoàn toàn phù hợp với pháp môn Thiền và Tịnh Độ vốn thịnh hành ở nước ta cùng các nước Phật giáo Đại thừa như Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, v.v… Quyển Kinh là một tuyển tập 48 bài Kinh quen thuộc trong hai truyền thống Phật giáo Nam tông và Bắc tông, và bài Thi Kệ về Cuộc Đời Đức Phật. Tuyển tập này giới thiệu các giáo pháp nền tảng cũng như các phương pháp hành trì căn bản trong Phật giáo, nhằm góp phần tạo dựng an lạc và hạnh phúc cho người đọc tụng và thọ trì ngay hiện tại cũng như tương lai. Phần lớn các bài Kinh được chư tôn đức cao tăng Việt Nam phiên dịch như: HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Hành Trụ, HT. Thích Huệ Hưng, HT. Thích Trí Quang, HT. Thích Nhất Hạnh, HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Từ Thông, HT. Thích Duy Lực và HT. Hộ Tông, v.v… Mục Lục Lời Giới Thiệu Lời Tựa Ý Nghĩa của Tụng Kinh Hướng Dẫn Hành Trì PHẦN NGHI THỨC DẪN NHẬP 1. Nguyện Hương 2. Ca Ngợi Phật và Quán Tưởng 3. Đảnh Lễ Tam Bảo 4. Tán Hương 5. Phát Nguyện Trì Kinh 6. Tán Dương Giáo Pháp PHẦN CHÁNH KINH 1. Thi Kệ Cuộc Đời Đức Phật 2. Kinh Chuyển Pháp Luân 3. Kinh Người Áo Trắng 4. Kinh Danh Ngôn Chánh Pháp 5. Kinh Nền Tảng Đức Tin 6. Kinh Từ Tâm 7. Kinh Phước Đức 8. Kinh Sáu Pháp Vô Thượng 9. Kinh Hiền Nhân 10. Kinh Quốc Gia Cường Thịnh 11. Kinh Nền Tảng Đạo Đức Xã hội 12. Kinh Bảy Loại Vợ 13. Kinh Người Vợ Mẫu Mực 14. Kinh Giáo Hóa Người Bệnh 15. Kinh Mười Pháp Quán Niệm 16. Kinh Qui Luật cái Chết 17. Kinh Nhổ Mũi Tên Sầu Muộn 18. Kinh Nhận Thức Vô Thường và Đau Khổ 19. Kinh Cúng Thí Người Mất 20. Kinh Nghiệp Báo Tái Sanh 21. Kinh Na-tiên Đàm Đạo 22. Kinh Sống và Tu trong Hòa Hợp 23. Kinh Tôn Trọng các Pháp Môn 24. Kinh Bốn Mươi Hai Bài 25. Kinh Chủ Trương của Như Lai 26. Kinh Quan Niệm về Như Lai 27. Kinh Người Biết Sống Một Mình 28. Kinh Ba Cánh Cửa Giải Thoát 29. Kinh Dụ Ngôn Bọt Nước 30. Kinh Chánh Kiến 31. Kinh Dụ Ngôn Người Bắt Rắn 32. Kinh Quán Niệm Hơi Thở 33. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm 34. Kinh Mười Pháp Đến Bờ Kia 35. Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Hàng Bồ-tát 36. Kinh Dẫn Nhập Đại Thừa 37. Kinh Chỉ Bày Chân Tâm 38. Kinh Cúng Dường Pháp 39. Kinh Hạnh Trẻ Thơ 40. Kinh Hạnh Bồ-tát 41. Kinh Bốn Điều Nương Tựa 42. Kinh Lục Độ Dung Thông 43. Kinh Chỉ Bày Phương Tiện 44. Kinh Ý Nghĩa Bát-nhã 45. Kinh Trí Tuệ Kim Cương 46. Kinh Các Pháp Tu Viên Thông 47. Kinh Thể Nhập Pháp Môn Không Hai 48. Kinh Viên Giác 49. Kinh Lời Dạy Sau Cùng PHẦN SÁM NGUYỆN VÀ HỒI HƯỚNG 1. Bát-nhã Tâm Kinh 2-a. Niệm Phật A-di-đà (hoặc đọc bài 2-b) 2-b. Niệm Phật Bổn Sư (hoặc đọc bài 2-a) 3. Xướng Lễ 4-a. Mấy Điều Quán Tưởng (hoặc đọc bài 4-b) 4-b. Quán Chiếu Thực Tại (hoặc đọc bài 4-a) 5. Sám Nguyện (chọn một trong tám bài Sám dưới đây): a) Sám Mười Nguyện b) Sám Quy Mạng c) Sám Quy Y d) Sám Quy Nguyện đ) Sám Tu Tập e) Sám Tu Là Cội Phúc f) Sám Hồng Trần g) Sám Tống Táng 6. Hồi Hướng Công Đức 7. Lời Nguyện Cuối 8. Đảnh Lễ Ba Ngôi Báu Phụ lục 1: Tóm Tắt Nội Dung của Bốn Mươi Chín Kinh Phụ lục 2: Chú Thích các Thuật Ngữ và Danh Từ Riêng Phụ lục 3: Về Một Bộ Kinh Thánh Phật Giáo Phụ lục 4: Các Ngày Lễ trong Hai Truyền Thống Phật Giáo Phụ lục 5: Các Ngày Ăn Chay Link Download Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguồn TVE - hiphi