1. Click vào đây để xem chi tiết

Truyện ngắn Khúc đồng dao lấm láp - Kao Sơn

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi ruoi moi, 3/12/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. ruoi moi

    ruoi moi Mầm non

    [​IMG]

    Một tác phẩm dành cho thiếu nhi với những hình ảnh thân thương và chất phác ở vùng quê đủ để khiến người đọc (không còn là thiếu nhi nữa) sống lại những ngày tháng ngây ngô nhưng có rất nhiều niềm vui giản dị mà trẻ con thị thành ngày nay không thể có được.

    Câu chuyện này mình đánh máy cách đây khoảng 10 năm rồi, với sức mạnh của 1 tình yêu ngây thơ (giờ chỉ còn là dĩ vãng) đã khiến mình đánh máy 1 mạch hết cả quyển sách...

    Mong các bạn có thể tìm thấy 1 chút gì hình ảnh tuổi thơ khi nhấm nháp "Khúc đồng dao" đáng yêu này.

    Tải ebook tại đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link|| Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link|| Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 29/3/16
    langbavibo, hanguyen1, meocon and 9 others like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Cám ơn @ruoi moi!
    Một quyển 'Nhi Nhí' rất dễ thương nhưng thương thì không dễ chút nào!
    Chúng mình cùng làm eBook quyển này nhé! Tuy nhiên phải cần 'một chút' sự 'ưu ái' của tác giả cho TVE-4U Bạn ạ!... :p!
    "... Biệt danh: THI SỸ KÒM, quê Ninh Bình, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ NB. Hiện sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội viên Hội nhà văn Việt nam, Ủy viên Ban VHTN-HNVVN Khóa VII, Hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh;...
    Email: [email protected];
    TrangWeb: sites.google.com/site/kaosonnv/
    DĐ: 0948.690.092
    ..."
    Thân mến! @tducchau (tdc)!
     
    teacher.anh thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ... Một chút từ... chính Chủ... :)!

    upload_2015-12-3_12-4-42.png
    upload_2015-12-3_12-5-13.png

    "Nhân dịp NXB KĐ tái bản lần 5 cuốn KDDLL của mình, xin kể lại mấy chuyện xung quanh cuốn sách này, vừa để khoe, vừa để nhớ lại những kỉ niệm vui buồn của một thời.

    Nếu có ai đó nói, một cuốn sách cũng như một con người, có số phận của nó, thì KDDLL quả cũng đã có một số phận khá đặc biệt.

    Trước hết, cuốn sách được viết từ những năm 1985. Hồi đó mình đang sinh hoạt tại Hội VHNT Hà Nam Ninh (Hội chung của 3 tỉnh sáp nhập: Hà Nam, Nam Định- Ninh Bình ). Khoảng tháng 6 gì đó, Hội có tổ chức một trại sáng tác vận động viết cho thiếu nhi. Mình được mời dự do có hơn chục mẩu truyện viết cho thiếu nhi được đọc trên chương trình dành cho Thiếu nhi của đài TNVN.

    Thực ra trong thâm tâm từ xưa đến giờ, chưa bao giờ mình rạch ròi chuyện viết cho đối tượng nào. Mình vẫn nghĩ, chỉ là văn thôi, nếu viết hay thì cả người lớn, trẻ con đọc đều thích. Mình nghĩ vậy là bởi ngay từ xưa khi còn bé mình đã toàn đọc truyện “Của người lớn” như : Thép đã tôi thế đấy; Rừng thẳm tuyết dày; Hồng Lâu Mộng; Thủy Hử… và cả truỵên cấm hồi đó là “ Đỏ và Đen; Đống rác cũ…”

    Có một số người cứ phân ra: Truyện thiếu nhi, truyện người lớn… dựa vào cách chọn nhân vật chính của truyện. Nếu truyện có nhân vật chính là trẻ con thì gọi là truyện thiếu nhi. Nhân vật chính là người lớn thì gọi là truyện người lớn, rồi qua đó phân luôn, định nghĩa luôn: Văn học thiếu nhi- Văn học người lớn!

    Mình băn khoăn: có những cuốn như: Không gia đình; Tây Du ký… thì cả các nhà XB đều tranh nhau in và không thấy ai nói đó là văn học gì. Mình có lần hỏi một vị bên Hội NVVN: Vậy “Dế mèn Phiêu lưu ký” thì gọi là truyện gì ? Truyện dành cho Dế mèn à ? Văn học ấy gọi là văn học dế mèn ? Truyện “Chó hoang Đin Gô”, “ Nanh trắng”… có nhân vật chính là con chó thì gọi là văn học chó à ?.. Là cáu thì hỏi vậy chứ chỉ nhận được cái nhìn kẻ cả, không ai chấp nên cũng không ai trả lời ra sao với ra giăng.

    Vậy thì mình cứ viết theo cái cảm và cái khoái riêng của mình.

    Mình nghĩ đến một cái truỵện có nhân vật là trẻ con. Và dần truyện hình thành. Truyện lúc đầu lấy tên là : Cánh buồm tuổi thơ. Cái tên này giữ khá lâu. Mình có tính nghĩ thì chậm nhưng khi đã ngồi vào bàn là viết cắm cúi và viết rất nhanh. Cái KDDLL này mình nhớ chỉ viết trong khoảng hai ba tuần gì đó là xong. Xong là gấp lại bỏ một chỗ, không nghĩ đến nữa.

    Giấy hồi đó không có, mình xin được của một người bạn là kế toán cửa hàng thực phẩm một cuốn Hóa đơn đã bị lỗi thời do tên công ty thay đổi. Cuốn hóa đơn có mặt sau để trắng nên mình viết vào đó. Cũng có lúc nhớ đến cái truyện đã viết, sốt ruột đem ra định sửa chữa nhưng rồi lại thôi. Hồi đó in sách khó lắm, hầu như chưa có NXB nào bán giấy phép XB như bây giờ. Và tất nhiên, theo đó cũng không có nhà văn nào dám tự bỏ tiền ra in tác phẩm của mình. Sách đã in ra đều do Ban biên tập của các nhà XB đọc nếu thấy được thì đưa vào kế hoạch in. Hồi cuốn sách của mình viết xong không dám đưa gửi cho NXB nào vì nghĩ đưa chưa chắc đã có ai đọc. Cuốn bản thảo vì thế cứ cuộn tròn lại nhét quanh.

    Mãi đến cuối năm 2000 trong một buổi tối nằm xem ti vi ở chương trình VHNT, thấy Phát thanh viên đang điểm tin, nhắc đến chuyện NXB KĐ đang có một cuộc thi viết cho Thiếu niên Nhi đồng kéo dài 2 năm ( từ 1999-2000) và đã sơ kết đợt I. Mình chợt nhớ đến cuốn bản thảo xưa và cũng nghĩ: Có lẽ nên sửa đi và nhân dịp này gửi lên NXB KĐ xem sao. Nghĩ mạnh thế bởi tính: Ít nhất khi đang có cuộc thi thì tác phẩm của mình nhất định cũng có ai đó đọc. Thế là lục tung đống sách báo lên tìm. May, qua mấy lần chuyển nhà thế nào mà không mất.

    Hì hục đóng cửa ngồi sửa. Bắt đầu là cái tên cho cuốn sách. Từ “Cánh buồm tuổi thơ” biến thành “Tuổi thơ lầm lụi” rồi thành ”Tuổi thơ lấm láp”… Đã định để thế, rồi lại thấy mấy cái tên này có gì giống giống như những cái tên truyện của ai đó?! Loay hoay. Loay hoay nghĩ mãi mà vẫn không tìm được cái tên ưng ý….

    Một buổi tối, đầu óc rỗng không, đúng hơn, đang không nghĩ gì về văn chương, mình nằm võng mắt nhìn bâng quơ màn hình ti vi thì có một cảnh trong ti vi làm mình chú ý. Mình rất ít xem Ti vi. Thậm chí ác cảm. Với các chương trình trong Ti vi thường mình chỉ xem thời sự thế giớiThế giới động vật hay Thể thao. Phim truyện Việt thì ngoài các phim “ của ngày xưa cũ”, phim mới mình hầu như không bao giờ xem. Nhưng cái chương trình ti vi hôm đó thì mình sẽ nhớ mãi. Bởi nó chiếu một cảnh gì đó, trong một phim gì đó về thôn quê và cái khắc luôn vào tâm trí mình lúc đó là cảnh một đoàn trẻ con vừa nắm đuôi áo nhau vừa đi vừa hát một bài đồng dao gì đó. Đã từ xa xưa, từ hồi bé tí, nhịp điệu của các bài đồng dao đã in sâu trong tâm trí mình, ăn vào máu thịt và trở thành kỉ niệm, thành tuổi thơ mình. Và thế là cái tên KHÚC ĐỒNG DAO LẤM LÁP bật ra…

    Có người bảo: Tên truyện cũng như tên một đứa con. Người viết như cha mẹ, viết truyện xong đặt tên cho tác phẩm của mình cũng như cha mẹ nghĩ, chọn tên cho con cái vậy. Nó không chỉ là cái tên. Nó là mơ ước, là kì vọng… thậm chí là sự tiên tri bí mật, mang đầy tính ẩn dụ mặc định về số phận. KĐDLL cũng thế. Cuốn sách và ngay cái tên mới của nó đã làm xoay chuyển cuộc đời mình. Trước hết, mình phải bố cục lại toàn bộ những gì đã viết. Không viết liền mạch kiểu truyền thống nữa mà mình lấy luôn bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ” ngày xưa lũ trẻ con quê mình vẫn hát để làm cốt cho cả cuốn sách. Mỗi khúc là một chương. Tên của mỗi chương là lời của một câu hát. Và giống như nhịp đồng dao, câu văn ngắn, tiết tấu nhanh. Cách làm này tạo cho cuốn sách có một diện mạo riêng không giống ai. Nó như bảo với thiên hạ rằng: Đó là con tôi, là con của riêng tôi.

    Sửa xong thì đã là 25/12, nghĩa là chỉ còn vài ngày nữa là hết thời hạn nộp bản thảo. Mình quyết định không gửi bưu điện nữa mà mang hẳn lên Hà Nội. Lúc đầu định đưa thẳng cho NXB KĐ. Nhưng rồi lại rụt vòi. Mình vẫn là cái gã trai nhà quê. Ở NXB KĐ mình chả quen ai. Đưa tam toạng có khi họ vứt đi cũng nên? Chợt nhớ ra Vũ Quang Vinh. VQV không quen mình nhưng có biết Hoàng Phương Nhâm, bà xã mình do ngày xưa cùng học ở Trường viết văn Nguyễn Du và đã có lần VQV giúp Nhâm định xin về nhà hát Tuổi trẻ do Nhâm có năng khiếu viết kịch bản sân khấu. VQV khi đó đang là Tổng biên tập Báo Nhi đồng và Thời trang Trẻ. Vinh đưa thì chắc họ không vứt đi. Sang tìm Vinh thì không may VQV đi công tác. Trời đã chiều, phải ra bến xe về NB ngay. Đánh liều để lại tập bản thảo trên bàn VQV, viết mấy chữ nhờ anh đưa giùm sang bên NXB KĐ. Cũng hú họa vậy. Và rồi cũng quên dần…

    Bỗng một ngày kia, khoảng đầu năm 2001 thì có một cú điện thoại gọi đến Tỉnh Ủy NB xin gặp mình. Hóa ra là điện của NXB KĐ. Người gọi xưng tên là Nhà văn Thiên Hương, là người được NXB phân công đọc cuốn sách của mình. Thiên Hương hỏi tên tuổi và thông báo cuốn của mình được qua vòng biên tập, được chọn in trong tháng tới. Khỏi phải nói lúc đó mình sướng đến thế nào. Mấy đêm liền không ngủ. Người lúc nào cũng lâng lâng như trên mây trên gió. Rồi sau hơn tháng mình được tin cuốn sách đã in xong. NXB mời lên lĩnh nhuận bút. Lại sướng một cú nữa. Lần này cái sướng lớn đến nỗi quên phắt là truyện có được giải gì trong cuộc thi hay không. Nói thật là mình đã hoàn toàn quên cuộc thi đó. Và chính vì thế, khi một buổi kia khi Nhà văn Thiên Hương báo về, truyện của mình được vào chung khảo cuộc thi mình mới lại bâng khuâng. Thiên Hương chia vui với mình nhưng không quên nói: Báo cho anh biết vậy thôi, còn có được giải hay không thì lại còn trông vào… số phận nữa. Đây là nguyên văn câu Thiên Hương nói với mình. Tất nhiên mình khỏa lấp luôn cho Thiên Hương yên tâm. Với mình truyện được in là quá mừng rồi. Được vào Chung khảo nữa thì tuyệt đỉnh rồi. Bởi điều đó có nghĩa là… truyện cũng không đến nỗi! Mình nghĩ thế và cũng bảo với Thiên Hương thế. Thiên Hương cười và nói qua điện thoại: Ừ, ông cứ nghĩ thế đi cho thanh thản.

    Mình nhận được giấy báo kèm giấy mời ngày 11 tháng 4- 2001 lên Hà Nội tham dự lễ trao giải. Giấy mời là của NXB KĐ, nhưng trong giấy không nói rõ mình được giải gì. Cả cơ quan mừng, xuýt xoa. Rồi đoán già đoán non. Đã mời lên có lẽ sẽ có giải! Ai cũng động viên mình vậy. Người thực tế hơn thì khuyên: Chắc giải bé nên… người ta không đề cụ thể, nhưng cứ đi đi, có giải là vinh dự rồi…

    Thì đi. Mình và Nhâm xin nghỉ một ngày rồi 5 giờ sáng đã lên xe máy đèo nhau phóng lên HN. Đang độ giữa tháng 2 âm lịch. Trời buổi sáng quang đãng, tưởng không sao, ai dè càng đi sương mù càng dày đặc. Đến Phủ Lý mình rét quá bảo Nhâm chạy vào hàng tạp hóa mua tạm một chiếc áo mưa rẻ tiền mặc vào bên ngoài chiếc áo sơ mi mỏng. Tới Hà Nội mới hơn 7 giờ. Tranh thủ hỏi thăm đường tới nhà khách Chính Phủ nằm sau Bưu điện Hà Nội nơi tổ chức trao giải cho chắc rồi rẽ vào Tràng Thi hai vợ chồng làm hai bát tái bò cho ấm người. 8 giờ sang nơi họp. May quá. Hội trường đã đông người. Có một anh, không nhớ là ai, thấy vợ chồng mình lên liền từ trong hành lang hội trường nhà khách chạy ra: Có phải Kao Sơn không? Rồi giục: Vào đi, vào đi… Vào. Chọn một chỗ trống còn lại ở hàng ghế cuối cùng ngồi. Được một lúc, lại cái anh đã đón mình bước tới: Kao Sơn ngồi lên gần hàng trên đi. Kao Sơn có giải đấy, ngồi lên đó cho tiện lúc lên lĩnh giải và để còn quay phim, chụp ảnh. Chà… nghiêm trọng rồi đây. Tim đập thình thịch mà mặt thì cố làm ra vẻ…. ta đây đi lĩnh giải là chuyện thường ngày ở Huyện !!! Ngồi lên trên, ngoái cổ cố nhìn xuống và nhìn ra xung quanh xem có ai quen để lấy tinh thần cho bớt run. Không quen ai cả. Và….

    Vâng, phải nhắc lại cảm xúc lúc đó. Cảm xúc lúc đó là cảm xúc của người không làm chủ được mình nữa. Ấy là khi tên mình được xướng lên cùng cái giải được công bố. Mình được mời lên sân khấu trong ánh đèn Plas của máy ảnh, ánh đèn dọi nhức mắt của máy quay phim. Mình bước lên bục nhận giải trong trạng thái mộng du. Có lẽ nếu cái mặt mình trông Ngố nhất chính là lúc đó ( Thường ngày không ngố mấy đâu. He he ). Mình có lờ mờ nhận ra cái ông được giới thiệu là Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm- Bộ trưởng bộ VH-TT là ông nhà thơ nổi tiếng đã viết bài… bài gì thì mình không nhớ. Ông ấy trao bằng khen và cục tiền cho mình rồi bắt tay, ôm hôn mình. Mình lắp bắp gì đó rồi cứ người ta đẩy đâu mình dịch đó. Rồi là xô đẩy. Mình xuống chỗ nhưng không ngồi được mà bị mấy vị nhà báo kéo luôn ra khỏi hội trường. Máy ghi âm quay xè xè. Mi cờ rô dí sát mồm. Mắt cái cô phóng viên đài TNVN sáng như đèn pha ô tô cứ dọi thẳng vào mặt mình. Cô ấy đặt câu hỏi. Mình lắp bắp. Cô ấy phải “ nhắc bài” rằng thì là mà…. Và mình cũng Rằng thì là mà… như cái máy. Lại đến cái đèn pha ô tô khác, cái micro khác. Ba bốn vụ. Không nhớ nổi nữa. Và tiếp đó, khi các cuộc phỏng vấn đã ngớt là lúc mình lên cơn sốt. Rất lạ là lại thế. Sốt ập vào mình ngay tại trận. Mình quay vào Hội trường, loáng thoáng có nghe đại diện NXB KĐ mời các đại biểu sang phòng bên dự bữa tiệc kiểu Bup-phê. Mình sang được phòng bên là ngồi ngay xuống một chiếc ghế góc phòng. Nhiều người đến hỏi chuyện, bắt tay chúc mừng mà mình không biết ai vào ai. Một chị … rất xinh ( sau này mình biết đó là chị Lê Thị Zắt- PGĐ NXB ) đến bên cũng giơ tay chúc mừng rồi dặn: Sau đây về luôn tòa soạn ở 55 Quang Trung để NXB gặp gỡ các tân khoa. Đang nói chị giật mình: Kao Sơn sao thế? Mình đành thú thật là đang bị sốt. Chị có vẻ lo, dặn chờ để chị đi lấy thuốc. Nhưng Nhâm đã kéo luôn mình ra ngoài: Anh phải về ngay chứ nếu ốm ở đây là gay… Vậy là chả chào hỏi ai, mình lấy xe và mua thêm ở gần bến xe Kim Liên cũ một chiếc áo mưa nữa dày dặn hơn, mặc vào rồi phóng…

    Thánh nhân đãi kẻ khù khờ đến phút chót. Về luôn được Ninh Bình mà không phải dừng ở đâu. Nhìn đồng hồ đã gần 2 giờ chiều. Rẽ vào một quán cơm bụi trên đường Lê Hồng Phong Ninh Bình ngồi. Gọi món nhưng nuốt không nổi. May quá, trông thấy ông trưởng ban ban Nội chính của mình NKT đi qua. Gọi vào. Câu hỏi đầu tiên: Sao về nhanh thế, giải gì? Cười: Anh đoán thử? Được giải Ba không? Lại cười. Cái cười láu cá nhất trần đời chắc? Khuyến khích à? Chắc cái vẻ cố thiểu não của mình đánh lừa được lão! A! cái gì? A! A! Nhất! Ối giời! Chìa cục tiền ra! Lại ối giời! Và sau cái bắt tay, NKT quay trở lại cơ quan ngay. Đến chiều, khi mình về đến cơ quan Tỉnh ủy thì cai tin động giời: Kao Sơn được giải A, được thưởng 25 triệu đã loan tới hầu hết tất cả các cán bộ công nhân viên chức làm việc ở Tỉnh Ủy. Có thật không? Câu hỏi ấy gặp ai mình cũng được nghe. Hình như mọi người phải trực tiếp nhìn thấy mình gật đầu thì mới tin. Và cuối cùng thì cái giải A hình như mọi người cũng quên nhanh. Họ chỉ còn nhớ số tiền 25 triệu. Vâng. Đó mới là cái chính mà người ta quan tâm. Và điều đó là dễ hiểu. 25 triệu. 5 cây vàng. 25 triệu: 80 lần mức lương tháng của một chuyên viên chính bậc 1. To quá. To hơn cả giải thưởng Nhà nước. Một con số để đủ không những cho phép mình trả hết ngay một lúc số tiền nợ 19 triệu đã hơn chục năm nằm trong sổ “Nợ khó đòi” của cửa hàng bán vật liệu xây dựng do mua chịu vật tư sắt thép xi măng khi làm nhà. Số tiền dư còn đủ để mua cho con một bộ máy tính cả máy in nữa.

    Nhị Phúc trùng lai: Nhờ bộ máy tính đó, cửa hàng nơi bán máy đã khuyến mại dạy vi tính cho Nhím- con gái mình đang học lớp 5 mấy tuần học không phải đóng học phí và…. Liền đó, Nhím đi thi được Nhất tỉnh về tin học, được chọn đi thi tin học trẻ toàn quốc được giải ba! Nhím được ra Hà Nội thi, được ăn nghỉ tại 36 Hùng Vương. Lễ trao giải được tổ chứ ở Nhà hát lớn thành phố HN, được “đem theo” cả bố và Mẹ lên du thuyền để liên hoan và ngắm trăng ở Hồ tây.

    Rồi tam phúc trùng lai: Tỉnh NB thưởng đột xuất, sau lại thưởng tiếp cho giải Trương Hán Siêu.

    * NXB KĐ cho đến năm 2006 đã tái bản liền cho 4 lần, hết sách dự giải đến Tủ sách Xanh, Tủ sách Vàng, lại đến Tủ sách đã được qua thử thách…

    Rồi Tứ phúc trùng lai: Tạp chí Nhà văn của Hội NVVN in lại; Rồi đài TNVN đọc cả tháng liền…

    Ui.... Cứ đà ấy tiếp diễn khéo hết phúc phần thiên hạ. Khè khè….

    "... và ..."

    Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ
    Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!!!

    Khè khè…. đánh liều mượn tạm cụ Tam Nguyên câu thơ cho oách.

    Lần này, năm 2012, nhân kỉ niệm 10 năm cuộc thi, KDDLL lại tiếp tục được NXB KĐ tái bản lần nữa. Sách in đẹp, 4 bìa. Lại còn có cả ảnh trông rất vênh váo.... Kinh thật.

    Vậy tội gì nhân dịp này mà không khoe một phát!!!

    upload_2015-12-3_12-18-4.png
    (PCS)
    (Nguồn kaoson.vnweblogs.com)​
     
    lehangminh, Heoconmtv and tamchec like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này