Hồi ký Hồi ức chiến trường K - H3 Hùng

Discussion in 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' started by quang3456, Nov 18, 2016.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    upload_2016-11-18_15-18-33.png

    Tác giả H3 Hùng chiến đấu trên mặt trận Cao Mê lai, Poi pét, Đăng kum... gần như cùng thời gian với tác giả Đức Thảo (Please login or register to view links) từ 1979 đến 1982. Địa bàn chính của anh là phía bắc lộ 5, có phần ít gian khổ khốc liệt hơn, nhưng cũng không kém hy sinh mất mát.
    Anh cũng từng khiêng trên vai những đồng đội tử sĩ, nhiều không nhớ hết, cũng từng trải qua nhiều trận sốt rét mê man tưởng chết, và đã nhiều lần chết hụt vì đạn, mìn của quân địch.
    Sống với dân nhiều, anh có những người anh kết nghĩa, người mẹ nuôi hết lòng chăm sóc... và cả cô gái mà anh thầm yêu trộm nhớ nhưng vì nhiều lý do mà không đến được với nhau.
     

    Attached Files:

  2. cevimetal

    cevimetal Mầm non

    Đọc bên quansuvn.net rồi mà vẫn thích đọc lại cute_smiley60
     
    Chung Dung and quang3456 like this.
  3. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    Thêm file Epub cho mọi người ( convert từ file Prc của bác Please login or register to view links)
     

    Attached Files:

    sky_tiger, ai0ia, vinaguy and 16 others like this.
  4. khomgia

    khomgia Mầm non

    sao tôi không đọc được ad ơi?
     
  5. machine

    machine Sinh viên năm I

    Đóng gói lại dựa trên bản ebook trên, sửa thêm một số lỗi chính tả, bổ sung thêm phụ lục.
     

    Attached Files:

    hddhdd, ai0ia, meetdak and 7 others like this.
  6. machine

    machine Sinh viên năm I

    Trích từ hồi ký
    Những ngày ở Sophi
    Không biết các bạn sốt rét ra sao, chứ tôi sốt rét êm lắm… thực ra khoảng tháng 10/79 lúc tôi học lớp hạ sĩ quan tại chân núi Sisophon (D30 F5), tôi có bị sốt rét mấy ngày, sốt rất êm, nằm trong võng run cầm cập mà tai vẫn nghe mấy anh em ngồi uống nước tám đủ chuyện, mình nghe hết, nghe một anh bàn chuyện rủ nhau trốn học về nước nữa chứ! Xui cho anh này, muốn đi thì đi một mình đi, rủ rê cái gì mà để bể chuyện, đại đội huấn luyện biết, báo cáo cấp trên, cấp trên cho vệ binh lùng bắt anh này, anh này được nhân dân Campuchia che chở, leo lên cây dừa trốn, dân biết, lính học trường hạ sĩ quan biết, mà vệ binh không biết, nên anh này lúc đó không bị bắt.
    Khi đại đội họp kiểm điểm, có anh nêu lên vấn đề, tôi là A trưởng trong lớp huấn luyện này, lính trong A chủ trương đào ngũ, tôi không báo cáo, không ngăn cản, thì tôi có khuyết điểm, bắt tôi phải lên tường trình. Lúc đó, tôi đang lên cơn sốt, đang nằm võng thì bị mời lên họp, rét run cầm cập, tôi nói thẳng: Tôi đang bệnh, sức đâu mà nghe anh em rủ rê việc trốn học về nước, sức đâu mà ngăn cản? Thấy tôi bệnh quá, mấy sếp động lòng trắc ẩn cho về nằm nghỉ, không truy cứu phần trách nhiệm liên đới của tôi nữa! Cuối cùng thì cái anh đầu têu rủ rê anh em trốn học về nước cũng bị bắt, rồi đem thi hành kỷ luật chút đỉnh cho bớt cái tật thày lay thôi, chứ chết chóc gì…
    Đó là cái sốt đầu tiên trong đời lính của tôi, nhưng nó êm quá làm mình quên luôn, hehe. Cái sốt tại Nam Cao Mêlai đầu năm 1982 thì lớn chuyện, ngày 28 tết trước khi bước vào trận đánh căn cứ Năm-sấp của Pốt thì tôi lên cơn sốt, nằm run rẩy trong con suối đá mà ứa nước mắt (nhưng dấu à nghe) vì… tết, vì tủi thân, vì thấy mình quá cực! Cơn sốt đó qua rất mau, chỉ mấy chục phút sau tôi đã bật dậy được, đi nhận vị trí xuất kích của đại đội giao, triển khai trung đội dàn hàng ngang tiến lên, rất thưa, cách nhau 10m một người, không như trong phim, lính cứ chụm đầu vào nhau, vì co cụm như vậy, địch nó bắn một phát B40 là chết chùm.
    Cơn sốt trên con đường đất đỏ lúc tiểu đoàn rẽ vào rừng mới là nhớ đời, nằm bên lề đường, dưới cái nắng tháng Giêng gay gắt mà không thấy nóng, mà ngủ say sưa, giao sinh mạng mình cho cỏ cây, muông thú và lính Pốt mà vẫn không sao. Về lại hậu cứ tiền phương của trung đoàn ở Năm-sấp lại lăn ra ngủ tiếp mấy ngày đêm, mê man tàn tịch, không ăn gì cả, có ai hưởng đâu mà lo cho mình cơm cháo, chỉ uống nước và uống thuốc thôi mà tỉnh lại được, lại theo đơn vị hành quân tiếp.
    Cơn sốt lúc tôi tỉnh dậy trong cánh rừng dầu ven đường đất đỏ cũng mê man tàn tịch mấy ngày đêm, cũng không than van, rên rỉ, không ăn uống, thuốc men gì cả, vậy mà cắt cơn thì bật dậy thu võng quay về căn cứ. Về cứ, vì không có giấy nên không được nhập viện, thực ra nếu chúng tôi cứ nằm ì ra đó thì cũng chẳng sao, lính mà, ăn đâu chả được, anh em hẹp hòi gì cái miếng ăn. Chẳng qua là không có tiêu chuẩn nhập viện thì tụi này lấy cái cớ đó mà ra dân nằm thôi, không có vấn đề gì nghiêm trọng cả… chỉ áy náy một điều là nếu già dặn trường đời thì mỗi anh mang khoảng năm, bảy kg gạo phụ mẹ nuôi quân là ổn rồi!
    Gạo thì trong lính đầy, chúng tôi hành quân đeo ruột tượng gạo đầy óc nhóc ói nhói, đi trong rừng chừng một hai ngày đường thì từ lính tới chỉ huy đổ hết phân nửa gạo trong ruột tượng đi cho nó nhẹ, trong rừng chỉ khát nước thôi, hành quân dài ngày cực quá, bao tử lép kẹp rồi, ăn được bao nhiêu, chỉ thèm thuốc và khát nước thôi. Gạo lính đổ đầy đường, ai dám mở miệng la rầy, của nó, nó không ăn thì nó đổ, thử hỏi 1 ngày ăn 1 vắt cơm nặng bao nhiêu gram gạo?
    Phum Sophi lúc đó là đơn vị hành chánh cấp xã, chính quyền mạnh, có chuyên gia kè cặp và lính tráng bảo vệ nên rất an ninh. Tất cả bệnh binh và lính trốn trận đều lần lượt kéo nhau về đây nghỉ dưỡng. Tôi có một anh bạn tên Hà Phước Tú nhập ngũ cùng đợt, làm phiên dịch cho chuyên gia, anh nói với tôi là anh được chỉ thị phải ghi chép tên tuổi lính bỏ về đây để sau này kỷ luật. Tôi nghe, nhưng mặc kệ, tôi không trốn trận, tôi bị bệnh bỏ lại chiến trường, tôi về đây vì ở đây tôi có mẹ nuôi chăm sóc, cho tôi ăn uống…
    Tôi nằm dưỡng bệnh tại nhà me Lênh với mấy anh lính trẻ nữa, nhập ngũ sau tôi và không phải là lính tôi… Người đông, ăn uống tốn kém, nhà me Lênh lại nghèo, tôi nghe cô cháu nội của me Lênh nói với mấy anh lính trẻ là or ăng-co hốp (hết gạo ăn). Tôi nghe rõ câu nói đó, nhưng không phản ứng gì, đến nay tôi vẫn còn ân hận về sự vô tâm của mình.
    Mấy anh lính trẻ đó chắc chắn là nghe và hiểu, rồi không biết có đi kiếm gạo cho me Lênh nấu không? Tôi bệnh hoạn nửa mơ, nửa tỉnh, chỉ biết rằng tôi đã nằm an dưỡng ở nhà me Lênh rất lâu, chắc là hơn nửa tháng trời và đến nay tôi vẫn còn ân hận vì đã kéo thêm lính về ăn tàn ăn hại nhà me. Thực ra nếu hiểu đời, lúc đó tôi có quyền đi kiếm hậu cần đòi tiêu chuẩn gạo của mình để mang về cho mẹ nấu cơm.
    Lúc đó tôi có nghe anh em nói phong thanh là có cấp phát gạo cho lính nằm chờ đơn vị ở Sophi, nhưng tôi không biết là mình có đi lãnh gạo mang về cho mẹ không? Chắc là không, nếu có thì tôi đã không phải áy náy về cái câu or ăng-co hốp đó rồi!
    Qua khoảng mười ngày mê man tỉnh thức thì vào một buổi sáng đẹp trời giữa (hoặc cuối) tháng 3 năm 1982 tôi thấy mình ngồi ở ngoài phum, bên hàng cây thốt nốt, trước mặt là đồng ruộng mênh mông. Tôi đang ngồi dưới cái nắng vàng rực rỡ, ấm áp, xung quanh trẻ trâu nô đùa, bò đang gặm cỏ, trên đầu là những chòm lá thốt nốt đứng lặng yên, chở che một người lính chiến xanh mét như tàu lá chuối vừa bước qua cơn bạo bệnh, đang ngồi sưởi nắng và làm bạn với trẻ trâu. Một cảm giác yên lành đến rung động lòng người, khiến ta thổn thức khi nhắc tới… chúng ta cứ sống thật thì sẽ có những rung cảm thật từ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhất.
    Với vốc thuốc của đồng chí K23 tốt bụng phát cho và sự tận tâm chăm sóc của me Lênh, tôi dần khỏi bệnh. Được tin đơn vị chuẩn bị trở về, chúng tôi lại kéo nhau vào Tà-cuông Krao. Trước khi tôi về Tà-cuông, me Lênh đã tặng tôi một tấm hình để làm kỷ niệm, đó là tấm ảnh me cạo đầu mặc bộ đồ nữ tu màu trắng. Tôi giữ tấm ảnh đó cẩn thận, mãi đến năm 1996 nhà tôi bị cháy, cháy tiêu luôn tấm ảnh, cùng tập nhật ký chiến sĩ, cả những tờ bằng khen của quân đội cấp cho tôi cũng trở thành tro tàn.
    Lúc me Lênh tặng tôi tấm ảnh, tôi không hề nghĩ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của hai mẹ con tôi, tôi sẽ không còn dịp gặp lại mẹ! Nhưng mẹ là người già cả, mẹ hiểu, mẹ biết rằng tôi đã hoàn thành 3 năm nghĩa vụ quân sự, chắc chắn là tới đây tôi sẽ về nước, khó có cơ hội gặp lại mẹ, mẹ đã tặng tôi tấm ảnh để làm kỷ niệm, để còn nhớ mẹ.
    Và tôi nhớ thật, nhớ mãi đến bây giờ. Cái nhớ pha lẫn bứt rứt, tôi nghĩ rằng đến nay mẹ không còn nữa, hoặc nếu còn thì cũng đã ngoài 90 rồi, tôi phải làm sao đây? Phải về thăm lại chiến trường xưa, thăm lại mái nhà xưa của bà mẹ nuôi của mình, như vậy mới phải đạo làm người.

    Tác giả về thăm phum Sophi (lần 2)
    Về thăm Sophi
    Đã 15 năm, kể từ năm 2009 tôi cùng các anh DK Saigon, Kon Tahien và Angkor Krao về thăm Sophi lần đầu, nay tôi mới có dịp trở lại thăm phum Sophi lần thứ hai, khi dư âm Chol Chnam Thmay 2024 còn chưa dứt.
    ao.jpg Chùa Sophi to đẹp hơn xưa, ao Sophi trước chùa ngày nào vẫn còn đó, được chăm sóc tốt nên nước ao thêm phần sạch sẽ tinh tươm. Tôi mừng vui nói với ông trưởng phum Sophi thời những năm 1990 rằng, ngày xưa tôi từng tắm nơi đây và gánh nước về dùng. Từ chỗ tôi đứng chụp ảnh, còn phảng phất đâu đây hình bóng cũ của những cô gái Campuchia một chiều đứng tắm bên cánh phải ao làng, trong chiếc xà rông dày cui, chấp các chú đội nhìn lỏ mắt cũng chẳng tìm đâu ra cặp bưởi rắn chắc các cô cất kỹ bên trong.
    Me Lênh của tôi đã chết. Căn nhà sàn của mẹ ngày nào nay được cất mới, khang trang hơn nhưng thiếu nét cổ truyền.
    Ao làng được đào thêm hai cái phía sau phum. Thanh niên nam nữ trong phum vẫn thân thiện với cánh cựu binh K chúng tôi như ông bà, cha mẹ chúng ngày nào.
    Ôi Phum Sophi Một Thời Để Nhớ!
    04.jpg
    Chòm cây thốt nốt phía sau phum vẫn như xưa sau 42 năm. Một sáng đầu tháng 4/1982, thượng sĩ trung đội phó Hùng Ngô, sau mấy tháng trời quay quắt với những cơn sốt rừng Cao Mê Lai dai dẳng, bỗng bừng tỉnh dậy thấy mình ngồi phơi nắng dưới chòm cây thốt nốt, bên cạnh những đứa trẻ chăn bò đùa vui nhảy nhót. Bức tranh quê thanh bình làm sao. Thượng sĩ chia tay vĩnh viễn với những cơn sốt rét rừng kể từ ngày ấy nhờ công chăm sóc của me Lênh!
    41.jpg
    Nhà me Lênh nay được xây mới, khang trang hơn nhưng không còn nét cổ truyền của nhà sàn Campuchia.
     
    Last edited: May 18, 2024
    quang3456, amylee and sucsongmoi like this.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thấy mấy cây th' not này còn non mà tác giả bảo vẫn như xưa, hơi lạ, hay đây là những cây khác.
     
    machine likes this.
  8. machine

    machine Sinh viên năm I

    Chắc là những cây khác trồng sau này đó, hàng cây th'not 42 năm trước mà còn đến bây giờ chắc phải cao lắm.
     
    quang3456 and sucsongmoi like this.
  9. machine

    machine Sinh viên năm I

    Cổng vào phum Sophi 2009
    g1.jpg
    Cổng vào phum Sophi hiện nay
    g2.jpg

    Con voi năm 2009 còn ở giữa đường
    v1.jpg
    gần đây đã chuyển sang lề đường
    v2.jpg
     
    Last edited: May 18, 2024
    quang3456 and sucsongmoi like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    @machine bác này dạo này có fb rồi nhỉ, còn bố Xường tiểu đoàn trưởng chắc đã thành người thiên cổ.
     
    machine likes this.
  11. machine

    machine Sinh viên năm I

    Bác này mặt vuông chữ điền, facebook gợi ý cái nhận ra ngay, vào thì thấy bác mới đi thăm chiến trường xưa về.
    Chắc cũng nhiều tuổi rồi bác.
     
    quang3456 likes this.
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    À, tôi nhầm. Bố Xường là D trưởng của bác Hai Ruộng.
    Bác Hùng này có cái mảnh đạn nằm trong mông không lấy ra được. Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật bây giờ, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chẳng biết bác ấy có tìm cách lấy cái mảnh ấy ra hay vẫn chờ lúc chết hoả thiêu rồi nhờ vợ nhặt mảnh đạn để lên bàn thờ cho xem.
     
    machine likes this.
  13. machine

    machine Sinh viên năm I

    Tác giả trở lại chiến trường xưa:
    Please login or register to view links
     
    Last edited: Jul 10, 2024
    ai0ia likes this.
  14. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Epub bị lỗi không mở được bác ạ. Vì không mở được nên em cũng không sửa lỗi được luôn... :)
     
    machine likes this.
  15. machine

    machine Sinh viên năm I

    Đã sửa lại. Cảm ơn bác :D
    Link: Please login or register to view links
     
    sucsongmoi and vinaguy like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Share This Page