Ngôn ngữ Chăm ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng Chăm tại Việt Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, TP. Hồ Chí Minh...) và cộng đồng Chăm hải ngoại (Campuchia, Malaysia, Mỹ...). Tại Việt Nam, trong cuộc sống hàng ngày, một điều đáng buồn là tiếng nói Chăm đã ít nhiều pha trộn tiếng Việt khi giao tiếp, chữ viết Chăm không có quá nhiều không gian để sử dụng. Nếu bạn làm việc ở vùng đồng bào Chăm, nếu bạn có bạn bè là người Chăm, tìm hiểu một chút về phong tục tập quán, biết một vài câu tiếng Chăm là hành trang nên có. Xin giới thiệu đến các bạn một số nguồn - tài liệu học tiếng Chăm sưu tầm, hi vọng phần nào giúp giảm bớt khó khăn trong việc tự học tiếng Chăm: 1. Kênh youtube Champaka: Ưu điểm: có hơn 20 bài học, phù hợp cho các bạn mới bắt đầu, chưa biết gì về ngôn ngữ Chăm Nhược điểm: còn thiếu một số kiến thức cơ bản cần thiết về phát âm, dường như là người Kinh đọc tiếng Chăm, giọng đều đều kiểu như không có trọng âm. 2. Tập viết chữ Chăm: kết hợp học bảng chữ cái được luôn Link: Please login or register to view links 3. Hệ thống âm vị Chăm: hướng dẫn phát âm tiếng Chăm Link: Please login or register to view links 4. Tự học tiếng Chăm - Inrasara Sách của tác giả Inrasara được bạn nào đó chuyển sang pdf dạng text. Sách có nội dung phong phú nhất trong các tài liệu học tiếng Chăm hiện nay. Tên sách là "Tự học tiếng Chăm" nhưng bạn chỉ có thể dùng sách này để tự học khi bạn đã có một chút kiến thức nền tảng về ngôn ngữ Chăm. Cuốn sách này có cách phiên âm dường như không theo chuẩn mực và không có audio kèm theo giống như các giáo trình dạy ngoại ngữ khác, gây khó khăn khi học phát âm. Link: Please login or register to view links 5. Học chữ Chăm trong 7 ngày: cuốn sách này dành cho người đã biết nói tiếng Chăm muốn học cách nhận biết mặt chữ và viết chữ Chăm phổ thông (Akhar Thrah). Kênh Youtube "Vui Học Tiếng Chăm Online" hiện đang hướng dẫn học theo sách này. Link: Please login or register to view links Vấn đề tra từ điển tiếng Chăm: Do đang ký mã ký tự Chăm với liên đoàn Unicode sao đó (cái này mình không rõ), khi copy ký tự Chăm toàn bị đổi thành ký tự gì đó nên hiện nay việc tra từ điển chủ yếu thông qua chữ Chăm Rumi (Rumi Cam) là dạng biến đổi từ chữ Chăm qua chữ Latin. Có mấy từ điển Chăm - Việt thông dụng sau đây: 6. Từ điển Cdict: có trên Android và trên web Link: Please login or register to view links 7. Từ điển Chăm - Việt của Bùi Khánh Thế: Bạn nào đó (hoặc một nhóm) đã chuyển sang pdf dạng text rất thuận tiện tra cứu offline qua Rumi Cam. Link: Please login or register to view links 8. Từ điển Moussay: Chăm - Pháp - Việt Link: Please login or register to view links Font chữ Chăm: 3 font chữ Chăm sau đây là đủ dùng (không cần bộ gõ): - Akhar Thrah standard: dấu "aong" và "eng" hơi khó nhìn. - Cham Thrah: đẹp, rõ ràng, chữ "kh" dường như thiếu nét - Bingu di Tanran: đẹp, rõ ràng, khắc phục được chữ "kh" thì lại lỗi ở dấu "m" (.) Link: Please login or register to view links Vấn đề nhúng font Chăm trong e-book: Với FBReader: trong cặp thẻ <p></p> cho phép hiển thị bình thường cả chữ Chăm và chữ Việt Với Moon Reader bản mới nhất 5.2.9: chữ Chăm chỉ hiển thị được nếu nó đứng đầu dòng (cạnh thẻ <p>). Bản 4.3.0 hiển thị chữ Chăm bình thường.