1. Click vào đây để xem chi tiết

Học đi em - Thơ Tố Hữu

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi bichdinh, 4/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. bichdinh

    bichdinh Lớp 7

    Học đi em

    Thơ Tố Hữu


    Học đi mà nhớ mãi
    Quê hương ta một dải
    Từ mũi Cà Mau
    Đến địa đầu Móng Cái
    Quê hương ta
    Đồng ruộng phì nhiêu
    Đủ bốn mùa hoa trái
    Núi Trường Sơn vĩ đại
    Bờ biển rộng bao la
    Có Việt Bắc mồ ma giặc Pháp
    Nối liền Đồng Tháp Nam Bộ thành đồng
    Học đi em
    Học đi mà nhớ mãi
    Đất ta liền một dải
    Như máu chảy trong người
    Kẻ nào định chia đôi
    Chia lòng ta sao được
    Em học đi cho thuộc
    Rằng:
    Lòng ta chung một Cụ Hồ
    Lòng ta chung một Thủ Đô
    Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam.

    Nguồn: TVE (nhim201 post 09.2011)
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/15
    123phat and thichankem like this.
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Hic, học đi em, học tự trào dân tộc thế này thì uổng cơm áo lắm.
     
    manwe sulimo thích bài này.
  3. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Dù sao, học cũng tốt mà.
     
    Last edited by a moderator: 11/5/15
  4. manwe sulimo

    manwe sulimo Lớp 1

    Hm, cụ thể là học cái gì, học như thế nào, học vì điều gì. Học không đúng cách thì không còn là "học" nữa,
     
    Last edited by a moderator: 11/5/15
  5. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    "Học" đơn giản là "học", "học" là tiếp thu cái mình chưa biết, phạm trù "học" có thế khác nhau tùy mỗi người, và cũng tùy theo nhu cầu mỗi người, cho nên, "học" của bạn sẽ khác "học" của mình. Cách "học" của mỗi người cũng khác, sao mà bình luận được. Câu trả lời nằm trong mỗi người thôi. Chịu "học" là tốt rồi.
     
    Last edited by a moderator: 11/5/15
    thichankem thích bài này.
  6. Bài này nằm trong sách giáo khoa tập đọc lớp vỡ lòng hồi chưa cải cách. Đây là bài bắt học thuộc lòng nên mình vẫn còn nhớ tới tận giờ, chỉ có điều bây giờ mới biết tác giả là Tố Hữu.
     
    thichankem thích bài này.
  7. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Học mình đang bàn là cái chuyện học những điều như bài thơ trên ấy. Chứ người mà không học thì không làm người được. Học này chính là cái học ở nghĩa phổ quát của nó.
     
  8. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Năm bao nhiêu vậy Quốc Thắng. Chắc lâu lắm!
     
  9. Năm 1980. Sang năm 1981 là cải cách giáo dục, thay sách mới. Do đó sách mình học chắc có từ thời 1980 trở về trước chắc khoảng 1960.
     
    thichankem and Ban Tang Du Tử like this.
  10. Nhiều chứ. Chẳng hạn bài này trong sách tập đọc lớp 2 tức là lớp 3 bây giờ :
    Ai đã đến Hà Nội
    Đi trên đường Điện Biên
    hẳn nhìn thấy vút lên
    cột cờ cao vòi vọi
    Lá cờ bay dài rộng
    Trên cột thép hiên ngang
    Lấp lánh ngôi sao vàng
    Giữa trời xanh gió lộng.
    Nhìn cờ thấy Tổ quốc
    Nhìn cờ thấy nhân dân
    Dưới bóng cờ ta bước
    Khắp nơi xa nơi gần
    Ngôi sao vàng chỉ lối
    Nền đỏ màu thắm tươi.
     
  11. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Sao lại là tự trào dân tộc ạ?
     
  12. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Nói chung cứ khen nhau mãi không mở mắt được cho con trẻ những chuyện cần làm.
    Nên tự trào.
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @NGUYEN Quoc Thang:
    Cũng có bài rất ngây thơ trong sáng như bài này, không nhớ là ở sách lớp 2 hay lớp 3:

    [​IMG]

    Bướm em hỏi chị:
    - Chị ơi, sao hoa hồng lại khóc?
    - Không phải đâu em,
    Đó là hạt ngọc,
    Người gọi là sương.
    Sao đêm gửi xuống,
    Tặng cô hoa hồng.​
     
    thichankem, whatcsvt100, Rafa and 2 others like this.
  14. Mình nghĩ là sách giáo khoa lớp một nào cũng nên có bài học đi em nhưng không phải của ông Tố Hữu. Tùy từng thời kỳ, tùy từng hoàn cảnh mà nội dung biến hiện. Có thể bây giờ nhìn lại bài Học đi em của Tố Hữu thấy lạc hậu vì là nhìn bằng góc nhìn ngày nay. Còn thời 1960 rất có thể nó hợp lý. Hồi mình học thực sự không hiểu làm sao mà thấy thích học bài này thế, nó tạo cho mình sự hưng phấn dâng trào muốn học. Mình còn nhớ như in trong sách có hình minh họa một ông thày giáo cầm que chỉ lên tấm bản đồ Việt Nam treo trên bảng. Lúc đó tự dưng thấy thích xem bản đồ để hiểu đất nước mình đang sống. Thời đó, năm trước (1979) mình nhớ là đang chiến sự ác liệt với Trung Quốc, nhà mình cũng có treo một tấm bản đồ, hàng ngày ông nội cầm bút chì hai màu đỏ và xanh đánh dấu trên bản đồ lo lắng xem Trung Quốc tiến tới đâu. Bài Học đi em của Tố Hữu cũng có tác dụng vào lúc đấy chứ.
    Còn bây giờ, nên có bài học đi em khác. Lứa sau mình, mình thấy cuối sách giáo khoa lớp một thay bài đó bằng bài lớp một ơi lớp một chia tay gì đó. Tự dưng mình liên tưởng tới việc một người nhìn về phía trước và một người ngoái lại phía sau. Tâm sự thế thôi, còn tùy quan điểm của từng cá nhân. :-)
     
    123phat, thichankem, Rafa and 3 others like this.
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vẫn nhớ hồi 1979, cả lớp còn đi đào hào ở vườn trường và chia phe ném nhau với lớp khác. :D Đi học thì bạn quản ca hay bắt nhịp "Tiếng súng đã vang...1...2...3...!!!" là cả lớp lại oang oang: "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới...."
    Bài lớp một ơi lớp một là trích trong cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
  16. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Chắc tại bây giờ người ta nhạy cảm chính trị. :D . Nên nói chung là ghét mù quáng luôn. :)
     
    Last edited by a moderator: 17/5/15
    thichankem thích bài này.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ghét vì nói không đi đôi với làm và đạo đức giả.
     
  18. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Chân tiểu nhân (vs.) Ngụy quân tử ^^
     
    Last edited by a moderator: 17/5/15
    deathshine and 4DHN like this.
  19. takeshima

    takeshima Lớp 1

    Đúng là lúc này 'Ta' chưa biết đến Hoàng Sa-Trường Sa (HS-TS), bởi nếu không thì nhà thơ tuyên huấn đã đưa đảo xa vào thơ rồi.
     
    Last edited by a moderator: 17/5/15
    thichankem and Ban Tang Du Tử like this.
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này