1. Click vào đây để xem chi tiết

Thảo luận Giá sách và văn hóa đọc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 2/7/16.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    GIÁ SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC


    Giá sách cao hay thấp luôn là câu hỏi khó đối với cả người mua sách và người làm sách. Cách nay hơn 10 năm, khái niệm “giá sách ảo” đã từng xuất hiện, nhưng với người làm sách thì giá sách hiện nay tuy cao so với thu nhập người dân nhưng “không ảo” mà phản ánh đúng giá trị thật của sách.

    Cơ cấu giá một cuốn sách về cơ bản có thể chia làm 3 phần: Chi phí bản thảo (gồm bản quyền, nhuận bút, biên tập, xuất bản…), chi phí sản xuất (gồm vật tư, in ấn, đóng xén, hoàn thiện…), chi phí phát hành và truyền thông quảng cáo. Trong đó, chi phí phát hành và truyền thông quảng cáo được xem là cao nhất với mức có thể lên đến 40%-50% so với giá bìa, chiếm gần phân nửa giá sách ra thị trường. Chính vì thế, có một thời gian dài người ta hay cáo buộc các nhà phát hành lớn trong nước là thủ phạm đẩy giá sách lên cao. Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đây là một sự hiểu lầm đáng tiếc bởi trong việc phát hành, chi phí phát hành càng cao thì giá trị của phát hành mang đến cho cuốn sách càng lớn và ngược lại. Nghĩa là giá trị mà nhà phát hành thu của người làm sách, của tác giả sẽ được đổi bằng dịch vụ có chất lượng cao mà nhà phát hành mang lại.

    Lấy ví dụ nhà phát hành lớn nhất cả nước hiện nay là Fahasa, họ có trong hệ thống gần 80 nhà sách hầu như trải khắp tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Sách được đưa vào hệ thống phát hành này có thể đến tay bạn đọc tại mọi miền trên cả nước. Cách đây vài năm, một cô giáo về hưu xuất bản một tác phẩm, ban đầu cô chọn một nhà phát hành nhỏ do chi phí phát hành thấp. Thế nhưng, sau đó khi mà bạn bè, học trò của cô hiện đang sống và làm việc tại nhiều địa phương trên cả nước có nhu cầu mua sách, vấn đề trở nên rất khó khăn và cô đã phải chuyển qua phát hành thông qua các nhà phát hành lớn như Fahasa, Phương Nam để người quen có thể tìm được sách.

    Đổi lại, để duy trì được khả năng cung cấp sách rộng lớn như vậy với các nhà sách hiện đại, chuyên nghiệp, những đơn vị như Fahasa cũng phải bỏ ra kinh phí rất lớn để duy trì hoạt động các nhà sách, nhân lực… Theo một ước tính không chính thức, trong doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng mỗi năm, Fahasa chỉ có thể đạt mức lợi nhuận chưa đến 10%. Đây cũng là lý do vì sao các nhà phát hành nhỏ có ưu thế bán sách giá rẻ nhưng bù lại chỉ có thể duy trì 1 đến 2 cửa hàng sách nhỏ tại các trung tâm, đô thị lớn mà không thể mở rộng quy mô hoạt động.

    “Rào cản văn hóa đọc có phải là giá sách”, là câu hỏi đã được đặt ra từ khi xuất bản chuyển mình. Đó là một mâu thuẫn khi mà chất lượng sách ngày càng tăng cao, từ chất lượng thể hiện với giấy cao cấp nhẹ, xốp, ít hại mắt đến kỹ thuật in ngày càng đẹp, sắc nét, màu sắc chân thật; bên cạnh đó là nội dung phong phú, xuất bản sách dịch cùng lúc với thế giới…, nhưng đòi hỏi giá sách phải ngày càng giảm để phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân. Mâu thuẫn này gần như không có cách giải quyết, hay ít nhất cũng không nằm trong khả năng của người làm sách.

    Vấn đề ở đây là sự đơn điệu trong viêc tiếp cận sách của người dân hiện nay. Ngoại trừ việc mua sách về đọc, họ không thể tiếp cận sách bằng con đường nào khác. Trong khi đó ở các nước, bên cạnh việc mua sách họ còn có thể đến với sách bằng nhiều hình thức khác, như đến với các hệ thống thư viện công cộng vốn phát triển rất mạnh. Còn ở ta, hệ thống thư viện đang lâm vào tình trạng khó khăn. Thậm chí ngay tại TPHCM, một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế lớn nhất nước, trừ thư viện lớn là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP thì hầu như không còn thư viện công cộng nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Có một số thư viện được đánh giá cao cũng chỉ mới dừng ở việc nỗ lực phục vụ, mở rộng hoạt động còn nguồn sách vẫn thiếu nghiêm trọng.

    Hơn ai hết, những người làm sách đều nhìn thấy vấn đề nan giải trong chuyện giá sách. Nhiều đề án về giá sách đã được nêu ra như việc xây dựng một chương trình quốc gia trợ giá sách để xuất bản những tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, hầu hết các đề án đều chủ yếu giải quyết các phần ngọn chứ không đi vào phần gốc là gia tăng cơ hội tiếp xúc với sách cho bạn đọc.

    Trước đây, sách điện tử (ebook) với giá thành cực rẻ (chỉ khoảng 5.000 - 10.000 đồng/bản sách) được hy vọng sẽ góp phần san sẻ cơ hội đọc sách cho những ai không đủ khả năng tiếp cận với sách giấy. Tuy nhiên, do thiếu sự đồng bộ, thiếu một kênh phân phối, phát hành mang tính tập trung nên đến nay ebook trong nước vẫn không thể phát triển như mong muốn, thậm chí còn có dấu hiệu suy thoái, sụt giảm.

    Hiện nay, một trong những kênh phát hành sách được trông chờ nhiều là hệ thống phát hành sách trực tuyến (online). Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của hình thức bán hàng online, sách cũng đang được phân phối thông qua con đường này. Với ưu thế không phải tốn kém mặt bằng, nhân lực như hệ thống phát hành sách truyền thống, các cửa hàng bán sách online đang dần thu hút bạn đọc nhờ nguồn sách đa dạng, khả năng phân phối rộng khắp và đặc biệt là giá sách rẻ hơn. Dù không thể thay thế được hình thức phát hành truyền thống nhưng phát hành online được đánh giá sẽ mang lại một lựa chọn khác cho bạn đọc để tiếp cận với sách.


    TƯỜNG VY
    (Nguồn www,sggp,org,vn)​
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/7/16
    Tit@n, darkdragon28, Zhiqiang and 6 others like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT


    Tác giả 'Quyên' giật mình

    sách bị bán giá 0 đồng trên mạng



    Không biết sách của mình được khai thác trên mạng một cách rẻ mạt, nhà văn Nguyễn Văn Thọ thừa nhận ông và nhiều cây bút lơ mơ trong chuyện bản quyền.

    Cách đây ít ngày, nhà văn Nguyễn Văn Thọ phát hiện tác phẩm Quyên của ông được rao bán trên trang Waka. Không chỉ bức xúc vì tác phẩm được tự ý khai thác, nhà văn còn bất ngờ khi sách của ông được đề bán giá 0 đồng mà ông gọi là "cho không".

    Sau khi nêu thắc mắc với trang bán hàng nói trên, tác giả được thông báo họ có hợp đồng mua bán với Trung tâm bản quyền Hội Nhà văn Việt Nam (VLCC). Theo Nguyễn Văn Thọ, ông không hề nhận được thông tin gì từ VLCC về việc mua bán này.

    Ông Đỗ Hàn - Phó Chủ tịch Trung tâm Bản quyền Hội Nhà văn - chia sẻ nhiều nhà văn, trong đó có Nguyễn Văn Thọ, đã ký hợp đồng ủy quyền cho Trung tâm VLCC. Hợp đồng gồm điều khoản bảo hộ và khai thác tác phẩm."Việc khai thác có nhiều cách như trên tác phẩm giấy, trên môi trường số hay đài phát thanh... Trước khi bán cho Waka, người của Trung tâm Bản quyền Hội Nhà văn đã gọi điện hỏi nhà văn Nguyễn Văn Thọ về việc liệu ông có bán độc quyền cho bên nào và được khẳng định là không nên Trung tâm mới khai thác trên môi trường số", ông Hàn nói.

    [​IMG]
    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ và tiểu thuyết "Quyên".​

    Khi được ông Thọ phản ánh việc tác phẩm Quyên được đề bán giá 0 đồng trên Waka, nhà văn Đỗ Hàn ban đầu cũng ngơ ngác vì không biết điều này. Sau khi tìm hiểu, ông Hàn cho rằng đây chỉ là cách để trang bán hàng trực tuyến thử nghiệm sức mua của độc giả. "Điều này đúng là bên Waka làm không hay vì động chạm đến tâm lý của các nhà văn, cảm thấy tác phẩm của mình không được coi trọng", ông Hàn nói.

    Đại diện Trung tâm Bản quyền thừa nhận sơ suất là không thông báo với tác giả về việc bán tác phẩm cho Waka.

    Không chỉ Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ, có 189 tác phẩm của 189 nhà văn được VLCC xác nhận đã bán cho Waka với mức giá trọn gói là 50 triệu đồng trong một năm. Theo ông Đỗ Hàn, việc khai thác trên Waka bắt đầu từ đầu năm nay. Đến cuối năm, VLCC sẽ thống kê xem tác giả nào có lượng mua nhiều nhất để chi trả tiền bán sách tương ứng từ số 50 triệu đồng thu được trước đó. Số tiền Trung tâm Bản quyền thu về chia theo tỷ lệ 80% cho tác giả và 20% cho Trung tâm. Tác giả có sách được mua nhiều sẽ được trả nhiều tiền. Không ngoại trừ có tác giả trong số 189 nhà văn không có đồng nào nếu không ai đặt mua.

    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận định việc bán trọn gói 189 tác phẩm với giá 50 triệu đồng sẽ khiến bất cập trong việc phân phối tiền bản quyền về sau. Theo ông, giả sử xảy ra chuyện độc giả chỉ mua sách của ông thì số tiền mang lại trong một năm cũng không đáng bao nhiêu. Trong khi tất cả tác giả bị mang sách đi bán hoàn toàn có quyền đòi quyền lợi của họ vì sách đã được bán trọn gói. Nếu chia bình quân cho 189 người trong một năm thì mỗi tác giả chỉ được hơn 200 nghìn tiền tác quyền cho sách. Theo ông Thọ, đó là một con số quá bèo bọt.

    Vụ việc cho thấy giữa tác giả và Trung tâm bản quyền Hội Nhà văn Việt Nam (VLCC) không có sự thống nhất.

    Để giải tỏa thắc mắc, chiều 28/5, nhà văn Nguyễn Văn Thọ đến gặp ông Đỗ Hàn và được cung cấp Hợp đồng ủy nhiệm ký kết với nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ (Chủ tịch VLCC) ngày 10/3/2015, trong đó Nguyễn Văn Thọ trao cho VLCC quyền quản lý, khai thác và bảo hộ tác phẩm.

    Lúc này, nhà văn mới "ngã ngửa" vì đã đặt bút ký vào một hợp đồng mà bản thân ông cũng không nắm rõ toàn bộ nội dung của nó. Bởi, ban đầu, tác giả tin tưởng Trung tâm Bản quyền Hội nhà văn Việt Nam sẽ là nơi bảo vệ quyền lợi tác phẩm của mình nên đã đặt bút ký ủy quyền chứ không nghĩ tác phẩm sẽ bị kinh doanh vô tội vạ. Văn bản ký kết cũng toàn ghi trách nhiệm của nhà văn mà không có quyền lợi trong việc giám sát tác phẩm bán ra lúc nào, cho ai và với giá thế nào", ông Thọ nói.

    Ông Thọ thừa nhận bản thân "mù quáng, lơ ngơ, không hiểu văn bản là gì", không đọc kỹ những điều luật mà chỉ bằng cảm tính và sự tin tưởng để ủy quyền cho VLCC. Còn VLCC với tư cách bảo hộ tác phẩm đã không làm đúng chức năng là theo dõi, giám sát.

    Tác giả Quyên cho biết ông sẽ yêu cầu sửa và có thể cắt hợp đồng với VLCC trong tuần này bởi cảm thấy không cần thiết với cơ chế như hiện nay. Về phía VLCC, ông Đỗ Hàn khẳng định tôn trọng quyết định của các tác giả, họ có thể ủy quyền một khía cạnh như bảo hộ hoặc không ủy quyền.

    Những rắc rối trong bản quyền tác phẩm tồn tại trong nhiều lĩnh vực, từ âm nhạc, phim ảnh cho đến văn học. Ở một môi trường bản quyền chưa được nhận thức cao và chưa được tôn trọng như Việt Nam, nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ: "Nhà văn phải nghiên cứu thật kỹ trước khi đặt bút ký bởi trao tác phẩm là trao đứa con tinh thần, phải có ràng buộc để mình kiểm soát chứ không thể để họ 'mang con mình ra giữa chợ' tùy tiện như vậy".


    Theo Di Ca
    (Nguồn © Copyright VnExpress,net)​
     
  3. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 3

    Giá sách giấy theo mình hiện này là quá cao đối với người trẻ.

    Nếu thu nhập hàng tháng khoảng 10 - 15 triệu ở HN hay SG thì mua sách là cả một vấn đề.
     
    Homo Sapiens thích bài này.
  4. mrmalibu

    mrmalibu Lớp 1

    Nếu thấy giá sách quá cao thì mình nghĩ đừng nên mua nữa. Tập trung thời gian, tiền bạc học tiếng Anh trong sáu tháng - một năm thật tốt, mua một con smart phone bình thường, rồi tải các sách tiếng Anh mà đọc. Dịch giả dù dịch hay, dịch tốt đến đâu cũng không bằng sách gốc. Hơn nữa, không còn những chương, những đoạn bị cắt xén, không phải chờ hai năm mới có ebook, chất lượng ebook cực kỳ tốt. Quan trọng nhất, cả một thế giới tri thức được mở ra. Có thể đọc bất kỳ lĩnh vực nào mình muốn.

    Bao nhiêu cuốn sách về thuyết tiến hóa được dịch ra tiếng Việt? Bao nhiêu cuốn về các học thuyết chính trị đến được tay bạn đọc? Bao nhiêu cuốn sách về human genome được xuất bản cho công chúng ngoài giáo trình trong ngành y?

    Nếu bạn mong muốn sự hiểu biết, kiến thức như không khí thì mình thấy đây là cách rẻ nhất. Một mũi tên trúng nhiều đích.
     
    Ngaymua, hanhdb and darkdragon28 like this.
  5. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Mình đồng ý với bạn. Bạn có thể giới thiệu thêm cho mọi người, những nguồn bạn tải sách không ạ?
     
  6. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Mình không đồng ý với bạn. Thu thập của mình ở trong khoảng bạn để cập ở trên và mình ở SG từ nhỏ. Nhưng chắc có thể mình không đọc nhiều bằng bạn :P
     
  7. mrmalibu

    mrmalibu Lớp 1

    Mình hay tải sách ở gen.lib.rus.ec Cuốn nào không có thì mình google

    Bạn google topic là "Tổng hợp các trang web tải ebook sướng nhất hiện nay", rất nhiều nguồn để có sách.
     
    Last edited by a moderator: 18/9/16
  8. V*C

    V*C Lớp 4

    Thấy cuốn nào ưng hay hiếm đưa vào hiệu làm lại gáy, đóng bìa da, chữ nổi-hình nổi mạ vàng, bán nhà ra đường là cái chắc.
     
    darkdragon28 thích bài này.
  9. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Ở nước ngoài có nghề đó ấy,bữa xem phim tài liệu,hay ghê luôn. Hay mày mò tự học nhể :P
     
  10. V*C

    V*C Lớp 4

    Cần gì phải nước ngoài. VN mình có đầy hoặc hiệu giày da, hiệu in thiệp, hiệu quảng cáo trên mọi chất liệu...Nó còn bán cả viền góc, viền gáy hoa văn đủ các thể loại.
    Tự làm cũng hay, cũng thú, vật liệu thì có thể mua, nhưng dụng cụ thì để làm là cả vấn đề.
     
    darkdragon28 thích bài này.
  11. Tit@n

    Tit@n Lớp 3

    Các bạn có thể tìm & tải sách trên trang: Englishtips.org (chủ yếu là sách học TA, nhưng vẫn có nhiều loại khác: văn học, từ điển, lịch sử, tạp chí, chính trị,...).
     
    Last edited by a moderator: 18/9/16
    darkdragon28 thích bài này.
  12. Sách là một công trình của một người và tùy theo giá trị của công trình mà giá sách được định. Nó là một sản phẩm.

    Tôi gần như không đồng ý với suy nghĩ giá sách mắc hay rẻ khiến ảnh hưởng đến nhu cầu đọc của đọc giả, hoặc làm ảnh hưởng đến nhu cầu kiến thức của một bộ phận đọc giả nào đó. Nó có thể được tìm đọc với giá rẻ hơn qua dạng thức thuê, mướn, mượn hoặc mua ebook v.v... Vậy, vấn đề có phải người đọc muốn một cuốn sách giấy, được làm trang nhã, đặt trong kệ sách với một phần của việc chấp nhận bỏ tiền ra "tuyển em lên kệ" là lòng tự hào? Nhưng với giá thật rẻ. Hoặc tôi đã được đọc nó với giá rẻ hơn thị trường?

    Vậy thế nào là rẻ?

    Tôi chấp nhận bỏ ra 300 ngàn đồng để mua cuốn tuyển tập truyện ngắn "Hương Rừng Cà Mau" phiên bản kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt tuyển tập của NXB Trẻ. Một cuốn tuyển tập mà tôi đã đọc đến thuộc, có cả một phiên bản cũ mua ở tiệm sách cũ với giá vài chục ngàn. Vậy tại sao? Vì tôi trân trọng Tác giả và Tác phẩm đó, thế thôi.

    Hơn ai hết, chúng ta, những người đọc sách là người đưa ra quyết định mua một cuốn sách và phần nào trong nhưng nguyên nhân đó có tên là "tôi nghĩ nó thích hợp với tôi, tôi cần nội dung của nó, tôi thích nó, tôi nghĩ rằng nó xứng tầm để đọc?"

    Vậy, số tiền người ta bỏ ra để đoạt cái mình muốn có là không bao giờ mắc. Và mua lầm ư? Đó, trước hết là một món hàng và chuyện đó là bình thường.

    Đang in và đóng vài cuốn sách đã lâu không còn xuất bản (cũng có thể là chẳng bao giờ). Lại mong có nhà nào đó xuất bản để mua. Giá nào cũng mua.
     
  13. Giá sách hiện tại cũng không đến nỗi quá đắt
    Trung bình sau khi fix giá, thì tầm 80k 1 cuốn 500 trang (văn học nước ngoài)
    Văn học Việt không hiểu sao lại đắt hơn, trong khi không mất chi phí dịch (Người Việt ủng hộ hàng Việt chăng !?)
    1 tháng trung bình tôi mua 3 cuốn sách mới ~ 250k, chưa bằng 1 bữa nhậu, kara,... (chưa tính nguồn sách trên ebook đọc cả đời cũng không hết)
    Bạn nào ở trên nói tháng thu nhập 10-15 triệu mà ko đủ mua sách thì nghe ảo thật @@
     
    Last edited by a moderator: 18/9/16
    Ngaymua and darkdragon28 like this.
  14. DuongManhQuan

    DuongManhQuan Mầm non

    Mình chỉ nghĩ là học tiếng Anh 6 tháng- 1 năm sợ là không đủ khả năng để đọc các tác phẩm tiếng Anh đâu ( Nhất là các sách mang nặng kiến thức chuyên môn)
     
  15. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Đấy, bạn nói đúng y như mình nghĩ :D
     
    Last edited by a moderator: 18/9/16
  16. mrmalibu

    mrmalibu Lớp 1

    Tất nhiên là không đủ rồi. Nhưng tiếp xúc liên tục với những cuốn cùng một lĩnh vực thì sẽ quen thôi. Có một số lượng từ vựng thuộc dạng nền tảng, những kiến thức mới đều được xây dựng xung quanh chúng. Bắt đầu bằng các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết dễ đọc Harry Potter chẳng hạn.

    Thời gian học ngoại ngữ sẽ không bao giờ đủ nếu không đọc tác phẩm ngoại ngữ. Lúc nhỏ học tiếng Việt, sách lớp 1 lớp 2 đã có các bài viết dài rồi mà.
     
  17. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Nếu học tiếng Anh chỉ để giao tiếp mấy câu hàng ngày thì chỉ cần 3 -6 tháng, còn 6 tháng đến 1 năm may ra chỉ đọc đước sách thiếu nhi. Muốn đọc được như tiếng Việt, cuốn nào cũng đọc được ít ra bạn phải bỏ ra 4 năm liên tục để học chứ không phải 1 2 năm đâu.
     
    Last edited by a moderator: 18/9/16
  18. Ngaymua

    Ngaymua Lớp 3

    Mình thì thấy nếu thu nhập 10-15 triệu /tháng thì giá sách hiện nay là quá rẻ
     
  19. Ngaymua

    Ngaymua Lớp 3

    Ý tưởng quá hay. Nhưng thật là quá khó. Học 1 năm thì dù chăm chỉ đến đâu cũng chưa đủ trình độ để cảm được hết ý tứ của tác giả trong từng câu chữ. Chưa kể gặp những tác giả có lối viết khó hoặc dùng thủ pháp chơi chữ.
     
  20. Ngaymua

    Ngaymua Lớp 3

    Đúng thế. Một bữa ăn xoàng cũng bằng mua mấy cuốn sách rồi có gì đắt đâu.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này