Tên sách: Đợt tuyệt chủng thứ sáu Nguyên tác: The Sixth Extinction - An Unnatural History Tác giả: Elizabeth Kolbert Dịch giả: Trần Trọng - Hải Minh Nhà xuất bản: NXB Tri Thức Đơn vị phát hành: Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam Số trang: 464 trang Kích thước: 14 x 20,5 cm Giá bìa: 129.000 VNĐ Hình thức bìa: Bìa mềm Nguồn sách: Thư viện tỉnh Lâm Đồng Tạo ebook: PlanetVN Kiểm tra chính tả: PlanetVN Ngày xuất bản: Tháng 5/2018 Giới thiệu sách bởi báo Tuổi Trẻ Online: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link MỤC LỤC Ghi chú của tác giả Lời nói đầu Chương I: Đợt tuyệt chủng thứ 6 Chương II: Răng hàm của voi răng mấu Chương III: Chim cánh cụt nguyên bản Chương IV: Vận may của loài cúc đá Chương V: Chào mừng đến thế nhân sinh Chương VI: Biển ở quanh ta Chương VII: Axit từ trên trời rơi xuống Chương VIII: Rừng và cây Chương IX: Những hòn đảo trên cạn Chương X: Một toàn lục địa mới Chương XI: Siêu âm cho tê giác Chương XII: Gien điên rồ Chương XIII: Thứ có lông vũ Lời cảm ơn Danh mục nguồn của những hình ảnh và minh họa được sử dụng trong sách (phần này mình không đưa vào ebook). Xin mời!
Mình mới thấy báo chí đưa tin này! Và nếu các bạn quan tâm, thì loài cúc đá được tác giả cuốn sách viết ở Chương IV nhé! Phát hiện hóa thạch sinh vật biển Cúc đá 200 triệu năm tuổi ở Tây Nguyên TTO - Chuyên gia xác định các dấu tích mới được tìm thấy ở Gia Lai là hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Các hóa thạch được tìm thấy tại buôn Tơnia, xã Chư Gu, huyện Krông Pa - Ảnh: TTXVN Ngày 2-7, ông Nguyễn Quang Tuệ - trưởng phòng quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai - cho biết trong lần đi thực địa mới đây, ông đã phát hiện khoảng 30 dấu tích của những vật thể lạ chưa xác định. Một số hiện vật đã bị nước cuốn trôi, trơ lại trên nền đất những hố lõm tròn. Một số khác bị mưa gió, sóng nước bào mòn, chỉ còn phần đáy, cong vòm như đáy chảo nhỏ trồi hẳn lên mặt đất. Tuy nhiên đa số các vật thể loại này vẫn còn chìm trong đất, chỉ lộ thiên phần vật chất cứng nhất, bề mặt đo được có đường kính 20 - 30cm. Mật độ hiện vật khá dày, có nơi chúng nằm cạnh nhau nhưng không theo một trật tự nhất định. Nhiều khả năng các hiện vật này xuất lộ là do những năm qua bờ sông Ba phía xã Chư Gu bị lở, khiến chúng bị nước cuốn trôi hoặc bào mòn. Ông Nguyễn Quang Tuệ đã chụp ảnh, đào thám sát một hiện vật sát mép nước và gửi những thông tin này đến các chuyên gia về địa chất, khảo cổ học trong nước. Tiến sĩ La Thế Phúc - nguyên giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam, người đang theo đuổi nhiều đề tài nghiên cứu về địa chất ở khu vực này - cho biết đây chính là những hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Tuổi của những hóa thạch này có thể dao động ở mức 200 - 150 triệu năm cách ngày nay. Theo tiến sĩ Phúc, việc phát hiện các hóa thạch Cúc đá ở phía nam tỉnh Gia Lai tiếp tục củng cố thêm nhận định đã có từ trước: Tây Nguyên từng là biển. Trước đó, hóa thạch Cúc đá đã được tìm thấy ở một số tỉnh như Cao Bằng, Đắk Nông... nhưng đây là lần đầu tiên được phát hiện tại Gia Lai. Các Cúc đá nói trên không có giá trị về kinh tế mà chỉ có giá trị về mặt di sản địa chất, phục vụ quá trình nghiên cứu khảo cổ học. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên nghe các thông tin thất thiệt, đào bới, phá vỡ nguyên trạng cấu trúc hóa thạch trên. Theo kế hoạch của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai, sắp tới đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp quây vùng bảo tồn những Cúc đá hóa thạch này để phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch địa phương. Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Mình gửi file azw3 cho bạn nào cần. Đã sửa ít lỗi chính tả mà mình thấy, và đã điều chỉnh ghi chú lúc convert nhé.