Lãng mạn Đò dọc - Bình Nguyên Lộc

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    Đò Dọc (Bình-nguyên Lộc)

    ĐÒ DỌC



    Tác giả: Bình-nguyên Lộc
    Nguồn: web163.c2.ibone.ch
    Thực hiện ebook: Goldfish
    Ngày hoàn thành: 17/11/2007
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Hẳn các bạn đã có dịp nghe bài hát Đò dọc của Trầm Tử Thiêng (xin trích 8 câu đầu):

    Có một gia đình trung lưu trí thức
    Từ giã ngói vôi về với ruộng đồng
    Xa lánh guốc giày, làm quen đỉa vắt
    Tập sống khiêm nhường gạo ruộng nước sông

    Lánh về nơi nầy, qua cơn khốn đốn
    Thì mấy đứa con lại khó chọn chồng
    Trai tráng quê mùa, làm sao mà biểu xứng
    Có bến đâu mà hẹn đục với trong


    Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng chắc đã lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Đò dọc là loại tiểu thuyết feuilleton được Bình Nguyên Lộc cho đăng trên nhựt báo Dân Chúng với tựa đề là Giái chợ về làng trước khi được nhà xuất bản Bến Nghé của ông cho xuất bản năm 1959, và được giải thưởng Văn chương toàn quốc (Miền Nam) năm 1960.

    Tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc được Mai Thảo đánh giá là “không siêu hình, không gió bão, cái thế giới đã bốn mươi năm văn học ở trong đời sống và làm cho đời sống muôn vàn tươi thắm”.

    Và cuốn Đò dọc, theo nhận định của Thuỵ Khuê, là tác phẩm “mang dấu ấn truyện tâm lý viết theo lối Bắc, khác hẳn lối viết của Hồ Biểu Chánh” và là, bà cho biết thêm, “cuốn tiểu thuyết đầu tay, trong những cuốn sau, Bình Nguyên Lộc đào sâu thêm, như Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương (1963), Hoa hậu Bồ Đào (1963), sự phân tích tâm lý đã chiếm gần trọn tác phẩm, mở rộng và đào sâu về hướng hiện thực xã hội thành thị miền Nam”.

    Truyện kể về gia đình ông bà Nam Thành và bốn cô con gái phải rời Sài gòn về chốn “Trai tráng quê mùa, làm sao mà biểu xứng”. Nhưng rồi, sau tại nạn xe hơi của anh chàng hoạ sĩ và sau khi ba cô em gái đã “trôi trên con sông tình”, ông bà Nam Thành cũng thực hiện được cái ước mơ nhỏ nhoi mà hệ trọng, và cuối cùng bà cũng vẫn còn trách ông đã quyết định mà bà cho là sai lầm là “từ bỏ ngói vôi về với ruộng đồng”, dù lần này bà chỉ trách nhẹ thôi: “Tai nạn xe hơi không bao giờ diễn lại lần thứ nhì ở gia đình khác mà cùng cảnh với mình”. Ông cũng nhận mình sai nên chỉ chống chế bằng câu: “Nhưng việc chánh là gả được con, mà mình đã gả được”. Rồi ông cười ha hả để đánh trống lấp.

    Chính tác giả Bình Nguyên Lộc cũng cho rằng “(Đò dọc) được khán giả khen hay hiện nay”, ông nói như thế trong một lần được phỏng vấn vào năm 1965, và ông cũng cho biết khi đọc lại “mới thấy trong Đò dọc đã dùng sai từ quan sát thay vì phải viết là nhận xét mới đúng”.

    Trong tài nguồn được chép lại dưới đây có đến 5 từ quan sát và 2 từ nhận xét, Goldfish tôi chẳng biết từ quan sát nào sai hay đã được thay bằng từ nhận xét rồi? Trước năm 1975, ở Miền Nam người ta thường dùng gạch nối giữa các từ kép, trong bản nguồn cũng ghi như thế và tôi cứ giữ như thế, không thêm, không bớt. Riêng đối các chữ mà tôi tin rằng do đánh máy sai tôi đều sửa mà không chú thích, một phần do làm biếng, một phần để mục chú thích đỡ rườm, mong các bạn thông cảm.


    _________________

    người post: goldfish
    nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    songtinh, baothoa, letuanson and 11 others like this.
  2. mon_94

    mon_94 Lớp 4

    Nếu ai đã từng nghe bài hát Đò dọc của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sẽ hiểu một phần nội dung.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/15
  3. horungcn

    horungcn Lớp 3

    sao không down được , đòi quyền truy cập
     
  4. mon_94

    mon_94 Lớp 4

    Thử lại nha, mình chưa quen dùng Google Drive lắm. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/15
    lichan thích bài này.
  5. horungcn

    horungcn Lớp 3

    Đã down được rồi, thank
     
    lichan thích bài này.
  6. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Đò dọc.png
    Đò dọc
    Tác giả: Bình Nguyên Lộc
    Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai
    Xuất bản lần đầu: 1958
    Số trang: 288
    Định dạng file: azw3; epub; mobi; prc


    "...Đời là giòng sông
    Ta trôi như con đò
    Chống chèo dọc ngang nương kiếp trôi
    Qua bao khúc nhô
    Đò dẫu nặng nề trôi mấy trôi
    Cũng về một nơi..."

    Chuyện kể, sau chiến tranh với người Pháp, một gia đình có bốn cô con gái chưa chồng lại dắt dìu nhau từ Sài Gòn về Thủ Đức dựng nhà. Khi ấy, nơi này chưa hề có phố xá. Hương vị thành phố thoang thoảng trong thí nhớ các cô gái và ánh đèn từ thị xã Biên Hoà hắt lên. Làm sao “hội nhập” với người dân quê? Có lẽ, Bình Nguyên Lộc tìm cách cắt nghĩa điều đó với bao người. Tuy nhiên, một vấn đề mới lại nảy sinh, thật nan giải: các cô gái xinh đẹp kia đang ở độ tuổi lấy chồng, đợi vài năm nữa sẽ quá thì, còn hiện tại…. thật là phiền toái! Cuối cùng, các cô cũng đã có được tấm chồng xứng đôi vừa lứa, là người thành phố. Nhưng làng quê, với họ, lúc ấy không phải là nơi ao tù nước đọng, quá đỗi xa lạ. Người nhà quê vào thành phố, nhiều người đã viết, ngơ ngác và tội nghiệp lắm! Bình Nguyên Lộc không đưa thêm một hình ảnh đáng thương nào nữa. Ngược lại, nhà văn “nhắc nhở”, “trở về mái nhà xưa” cũng chẳng dễ dàng. Nơi đâu cũng có giá trị riêng của nó. Khi nào người ta tìm đến nó với ý nghĩa chân thật và thiêng liêng, đấy mới là cuộc trở về đúng nghĩa.

    Đời người, đời văn Bình Nguyên Lộc như một chuyến đò. Ông đã viết Đò dọc, tức tự ví mình như chuyến đò đơn chiếc, buồn lắm. Nhưng với bạn đọc, đời văn, đời người Bình Nguyên Lộc không hẳn là chuyến đò dọc. Ông rong ruổi trên quê hương, nước Việt của mình. Trong văn chương, đấy cũng là chuyến đò tìm kiếm quê hương, nhận diện quê hương. Vì thế, cho dù sau này, bắt đắc dĩ phải xa quê, Bình Nguyên Lộc, trong đời lẫn trong văn, Bình Nguyên Lộc vẫn là chuyến đò quê nặng nghĩa, thắm tình….” (Bùi Quang Huy).

    Vài nét về tác giả:

    Bình Nguyên Lộc ở vào số không nhiều những nhà văn Nam Bộ thuần chất, cùng với Hồ Biểu Chánh, Lý Văn Sâm, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức…Trên dòng sông cuộc đời, Bình Nguyên Lộc đã buông chiếc neo vào tâm khảm nhiều người. Chiếc neo ấy là hàng trăm tác phẩm ông đã viết chân thành, tha thiết.

    Một người bạn viết thân thiết của Bình Nguyên Lộc, nhà văn Sơn Nam, giải thích: “bình nguyên” là cánh đồng; “lộc” là nai, “Bình Nguyên Lộc” nghĩa là Đồng Nai. Bước vào con đường văn chương, nhà văn lấy tên quê hương, nơi chôn rau cắt rún của mình làm bút danh. Việc ấy, hẳn đã gợi ít nhiều tâm tình, tư tưởng Bình Nguyên Lộc: suốt đời gắn bó với đất nước, Nam Bộ mến thương, mà Biên Hòa, Đồng Nai là những nơi chốn cụ thể.

    Nhà văn Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7.3.1914 tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.)

    Bình Nguyên Lộc là một trong số ít các cây bút thời bấy giờ được học hành đến nơi đến chốn (đỗ Tú tài niên khóa 1933-1934). Gặp lúc kinh tế khó khăn, Bình Nguyên Lộc đi làm nhân viên Kho bạc Sài Gòn và bắt đầu sáng tác văn chương, cộng tác với các báo: Tín Điển, Sài Gòn, Dân Báo…Dương Tử Giang là người bạn thân. Rồi Bình Nguyên Lộc cộng tác với báo Thanh Niên của nhóm Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ.

    Sau Cách mạng tháng Tám, Bình Nguyên Lộc về quê, làm cán bộ tuyên truyền của huyện Tân Uyên, là thành viên Hội Văn hóa Cứu quốc tỉnh Biên Hòa.

    Từ năm 1950 trở đi, Bình Nguyên Lộc sống tại Sài Gòn, viết báo, viết văn chuyên nghiệp, không làm công chức cho chế độ thực dân. Năm 1952, Bình Nguyên Lộc chủ trương tuần báo Vui sống, Tin Sớm; năm 1956, cùng các bạn hữu cho ra đời nhà xuất bản Bến Nghé để chuyên xuất bản những tác phẩm lành mạnh, mang đậm sắc thái Nam Bộ, nhằm khơi gợi hào khí Đồng Nai khi xưa.

    Sau năm 1975, Bình Nguyên Lộc ở lại Sài Gòn, nhưng sau đó lâm bệnh nặng phải sang Mỹ theo sự bảo lãnh của con. Bình Nguyên Lộc mất nơi xứ người, ngày 7 tháng 3 năm 1987, cùng ngày tháng với năm sinh.

    Bình Nguyên Lộc xuất hiện trên văn đàn muộn, vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, lại viết chưa nhiều. Nhưng từ đó về sau, Bình Nguyên Lộc là một trong những nhà văn có khối lượng tác phẩm đồ sộ nhất ở miền Nam, trên nhiều lĩnh vực.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này