Thơ dịch Con đường sâu thẳm (Basho)

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi bichdinh, 4/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. bichdinh

    bichdinh Lớp 7

    THI HÀO BASHO VÀ TẬP VĂN THƠ

    “NẺO ĐƯỜNG SÂU THẲM LÊN MIỀN OKU”

    Donald Keene

    Phùng Hoài Ngọc dịch


    Bài viết giới thiệu về thi hào Nhật Bản Basho của GS người Mỹ Donald Keene, nguyên là Lời nói đầu bản tiếng Anh The Narrow Road to Oku. Bài dịch đăng lần đầu tại trang Webvanhoahoc.edu.vn.


    Matsuo Basho (尾 笆 焦 Tùng Vĩ Ba Tiêu, 1644-1694) sinh năm 1644 tại thị trấn Ueno tỉnh Iga. Gia đình ông thuộc tầng lớp võ sĩ samurai, đẳng cấp thấp trong giới quí tộc nên một số người trong gia đình ông hình như đã chọn nghề làm ruộng để kiếm sống. Dòng dõi samurai cũng tạo điều kiện cho Basho tụ họp với đám con cái của các nhà quí tộc trong vùng, thành viên của dòng họ Todo sống trong một lâu đài. Có thể, nhờ một số dịp thể hiện tài năng mà Basho có con đường dẫn vào các mối quan hệ với họ. Basho kết thân với Todo Yoshitada (Sengin) cậu bé lớn hơn Basho hai tuổi, cho Bahsho cùng tiếp nhận sự huấn luyện văn thơ từ ông thầy Kitamura Kigin nổi tiếng về thi ca và phê bình nghệ thuật.


    Tượng Basho ở Hiraizumi, Iwate

    Bài haiku được biết sớm nhất của Basho sáng tác năm 1662 khi ông 18 tuổi. Bài thơ nói về giai đoạn ông dùng cái bút danh đầu tiên là Sobo. Như phần lớn văn nghệ sĩ kể cả triết gia thời đó, Basho được biết qua nhiều bút danh khác nhau trong suốt cuộc đời. Bút danh nổi tiếng nhất là “Basho”phát sinh từ một thứ cây trong vườn nhà ông: năm 1861 khi ông di chuyển đến một khu vực u ám ảm đạm của thành phố Edo, ông trồng một cây chuối để cải thiện bộ mặt của cái vườn. Cây basho là một loại thuộc giống chuối không có trái (#) nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt đối với nhà thơ: những phiến lá xanh rộng lớn của nó rất dễ bị gió xé rách tươm, một biểu tượng rõ nét đối với cảm xúc của thi nhân. Du khách bắt đầu đề cập đến địa điểm “Basho am” (cái lều tu của Basho có cây chuối) mà trước đó khá lâu ông đã lấy tên cho mình.
    Basho lần đầu tiên đến sống ở Edo (sau này là Tokyo) năm 1672. Không rõ vì sao ông chọn thành phố này. Có lẽ ông cảm thấy một cơ hội để hình thành phong cách ở một thành phố mới tốt hơn là ở những thành phố như Kyoto hoặc Osaka- nơi có những cuộc đua tranh lớn lao của những nhà thơ chuyên nghiệp mà nó đã khiến Basho mất mấy năm đi tìm trường phái thơ haiku của riêng ông. Việc khẳng định trường phái thơ là cần thiết không chỉ vì nhu cầu tăng thêm nhà thơ và giữ gìn phong cách nghệ thuật thi ca mà còn vì ông là một thầy giáo, ông sẽ dựa vào sự giúp đỡ của các học trò về tài chính và những trợ giúp khác. Ngay phần mở đầu tập văn “Oku no Hosomichi”, ông nhắc đến việc chuyển đến ngôi làng của Sugiyama Sampu, một thương gia giàu có, đã tái xác nhận làm một người bảo trợ hào phóng cho Basho khi ông cần tiền bạc. Năm 1680 Basho xuất bản một tuyển tập thơ của mình viết cho trẻ em học sinh, một dấu hiệu chứng tỏ phong cách sáng tác của ông đã xác lập chắc chắn.
    Năm 1684 Basho khởi hành chuyến đi, cơ hội ra đời tập văn đầu tiên trong bộ 5 tập. Tập văn này đóng một cột mốc trong nghề nghiệp của ông. Mục đích bề ngoài của chuyến đi là bày tỏ kính trọng đối với ngôi mộ mẹ, bà chết ở Ueno năm trước, nhưng (vì ông không ngờ trước) sự trải nghiệm trong chuyến đi sẽ khơi nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ. Những chuyến đi thăm nhiều thành phố thị trấn khác nhau đã làm cho trường phái thơ haiku của ông trở nên quen thuộc hơn với nhiều người, và lôi kéo các nhà thơ haiku trước đó đã hội nhập với những trường phái khác.Trong 5 tập nhật ký hành trình miêu tả những chuyến đi, tập cuối cùng là “Oku no Hosomichi” viết năm 1689 không chỉ là tập văn chương hay nhất của ông mà còn được coi là tập văn mẫu mực của nền văn học cổ điển Nhật. Mỗi người Nhật đã từng học trung học đều ít nhất đã đọc những đoạn trích từ tác phẩm này, và còn có hơn một trăm cuốn sách được biên soạn nhằm giúp người đọc vượt qua những khó khăn để hiểu được phong cách Basho. Có những bản dịch sang nhiều ngôn ngữ châu Âu, một số bản dịch trong đó rất hay, vượt qua được sự khó khăn trong việc khái quát được phẩm chất cá tính thi ca và văn chương Nhật Bản.
    Hầu hết các tác phẩm văn chương Nhật đều rất khó chuyển ngữ, ngay cả với những người đã có khả năng nắm vững ngôn ngữ đó. Xin dẫn ra hai ví dụ thường xuyên buộc người dịch phải bền bỉ chịu đựng: tiếng Nhật thiếu sự phân biệt “số ít” và “số nhiều”, lẫn lộn giữa “xác định” và “không xác định”, dịch giả phải quyết định xem thực ra tác giả có ý gì. Nếu tác giả còn sống, hoạ may ông ta có thể giúp được, nhưng cũng chưa chắc. Có lần tôi đang dịch câu Midori iro no sutokkingu của tác giả Abe Kobo, tôi hỏi ông ta câu văn này là “một hay nhiều cái bít tất màu xanh”?, ông ta chỉ mỉm cười và bảo rằng đó là việc của người dịch, không phải của ông.
    Vấn đề khó khăn khi dịch một tác phẩm văn học cổ điển như “Oku no Hosomichi” còn phức tạp hơn. Vấn đề đầu tiên chẳng hạn là dịch cái tựa đề. Câu “Oku no Hosomichi” xuất hiện một lần trong đoạn văn này “kano ezu ni makasete tadoriyukaba, oku no horomichi no yamagiwa nitofu no suge ari”. Một câu dịch rất sát nghĩa, chẳng hạn, sẽ là: “Khi (chúng tôi) lê bước về phía trước, đi theo bức sơ đồ đã nói trên, dọc theo rìa dãy núi (ranh giới) con đường hẹp đi Oku-cái rìa núi 10 sợi lau sậy”.
    Đọc tiếng Anh thì câu văn trên không gợi ra nhiều cảm giác. Nhắc đến “rìa núi 10 sợi lau sậy” là đặc biệt rắc rối bởi vì lau sậy không mọc thành bụi 10 cây (hoặc một con số khác). Điều muốn nói là cái rìa “dọc theo rìa núi” là không đủ nghĩa; người ta muốn được biết rằng cây lau sậy mọc lên ở đó, hoặc là nó được gặt hái ở đó, nhưng cả khi thêm nội dung đó vào đoạn văn thì vẫn không rõ ràng cây lau sậy ấy mọc ở rìa núi hay dọc theo chính con đường. Và nếu bỏ qua từ “ranh giới”, tức là nó không xuất hiện trong văn bản thì các quan hệ trong ba yếu tố: rìa núi, con đường hẹp và cây lau sậy trở nên mơ hồ hơn. Sau nữa, văn bản gốc không xác định rõ chủ ngữ của câu này- ai đang lê bước về phía trước (?).
    Vấn đề dịch “Oku no Hosomichi” từ tiếng Nhật cổ ra tiếng Nhật hiện đại hầu như cũng khó khăn như việc dịch nó sang các ngôn ngữ châu Âu. Đây là bản dịch sang tiếng Anh, có thể thô thiển nhiều hơn hoặc ít hơn một câu tiếng Nhật hiện đại: “Khi chúng tôi đi bộ theo bản sơ đồ mà Kaemon đã vẽ giúp, nhìn thấy có một con đường hẹp gọi là Oku no Hosomichi. Dọc theo mé núi của con đường, “mười sợi lau” nổi tiếng từ trong thơ cổ đang mọc lên”.
    Câu văn dịch này chắc hẳn rõ ràng hơn bản dịch tiếng Nhật hiện đại từ bản gốc, nhưng nếu ai đó nhìn lại bản gốc sẽ thấy ngay rằng sự minh bạch đạt được ắt phải phá huỷ cái đẹp của lời văn Basho. Chắc chắn rằng nhà thơ không viết “nổi tiếng từ trong thơ cổ”. Ông cũng tin chắc rằng độc giả (mặc dù không phải độc giả hôm nay) sẽ quen với việc đan dệt thô thiển (10 tấm lưới thành một phía) tạo ra cái rìa thường được nhắc đến trong thơ cổ.

    Nhưng hãy quay lại câu hỏi ban đầu: dịch cái tựa đề như thế nào ? Trước đây tôi đã từng đặt tên tác phẩm là “The Narrow Road of Oku” một cách an toàn nhưng bản dịch vẫn chưa rõ ràng. Basho tất nhiên có ý nói về con đường nhưng không chỉ con đường (nghĩa hẹp) vốn rất khó hình dung trong tác phẩm. “The Narrow Road into Oku” nghe có vẻ khá hơn, ngụ ý nhằm vào nơi đến của Basho là Oku- một cái tên chung chỉ phần tận cùng miền Bắc của đảo Honshu. “Oku” lại có nghĩa là “bên trong, bên trong bí ẩn” và ý nghĩ này cũng rất phù hợp, và cả hai nghĩa, về địa lý thì chỉ ra rằng cuộc lữ hành của Basho sẽ đưa ông đến phần đất sâu bí ẩn bên trong của đất nước, về tu từ thì gợi ra rằng hành trình của ông chẳng phải chỉ đi sâu vào bên trong thế giới (vật chất khách quan–ND) mà có thể hiểu là đi vào “thế giới nghệ thuật thơ haiku”. Chúng tôi chẳng bao giờ biết rằng cái nào thuộc về những ý tứ Basho đã nghĩ; có lẽ ông nhằm vào tất cả. Sự khó khăn khi dịch cái tựa đề là một ví dụ điển hình.
    Vạch ra những khó khăn này, tuy nhiên có thể gây mất phương hướng… Bất chấp những khó khăn đó,Oku no Hosomichi chẳng những được các học giả (những người thích thú những kiến thức thi ca bí hiểm) yêu thích mà còn cả những người đọc rất bình thường, thậm chí khi họ không hiểu nghĩa “10 sợi lau sậy” là gì hoặc hiểu theo cách nào đó. Sự tản mạn cao độ của câu văn xuôi đó gây ra khó khăn khi đọc nếu thiếu người bình giải, tối thiểu là trong lần đọc đầu tiên, nhưng nó cũng tạo cho tác phẩm sự huyền diệu của ẩn dụ thi ca.
    Việc dịch những bài thơ haiku rải rác khắp trong tác phẩm còn khó hơn dịch những câu văn xuôi. Bởi vì bài thơ haiku rất ngắn, chỉ có 17 âm tiết kể tất cả các từ, và cần có sự tin cậy cao vào những gợi ý. Trong những cuốn nhật ký hành trình của Basho, lời văn xuôi nhiều khi giúp chỉ rõ nghĩa của bài thơ haiku, tuy nhiên cũng có sự đa nghĩa. Bài thơ đầu tiên của “Con đường hẹp đi Oku” là đặc biệt khó dịch:
    Kusa no to mo

    Sumikawaru yo zo
    Hina no ie
    Một bản dịch sát nghĩa có thể là thế này “Một lứa tuổi trong đó người chủ căn nhà tranh cỏ thay đổi- một ngôi nhà búp bê”.
    Không ai có thể đoán ra ý nghĩa từ bản dịch như thế. Bài thơ nguyên tác hầu như rất khó hiểu, nhưng một khi ý nghĩa được giải thích, dù mang tính văn xuôi thế nào, người ta vẫn khâm phục cái ngôn ngữ tiết kiệm của Basho. Như chúng ta biết qua văn xuôi Basho, ông sắp sửa dời khỏi nơi trú ngụ bình thường (lều cỏ) nơi ông đã sống qua một thời gian. Người chủ mới, khác với Basho, ông ta có một gia đình và tính chất của căn nhà sẽ thay đổi với người chủ mới: Ngày 3 tháng Ba ngôi nhà được trang trí với một hàng búp bê tặng cho con gái nhân ngày “Hội con gái”..
    Chẳng phải tất cả thơ haiku đều khó hiểu, nhưng có bài thật khó mà đưa ra một lời dịch thay thế thích đáng. Mặt khác, bài haiku nằm trong tập văn “Oku no Hosomichi ” thuộc về những bài thơ hay nhất của Basho. Phần lớn những bài thơ đó, không thể nảy sinh trong đầu Basho chính xác nguyên dạng như chúng xuất hiện trong một tác phẩm hoàn chỉnh. Văn bản “Oku no Hosomichi ” mà chúng tôi có trong tay không phải do chính Basho viết xong 5 năm sau kể từ khi ông quay trở về từ Oku, và chúng tôi biết có nhiều dị bản, đặc biệt đối với những bài thơ haiku (trong tập nhật ký). Ông đã xem lại tác phẩm nhiều lần một cách chắc chắn trước khi nó đạt tới như văn bản hiện nay.

    Trong một cuốn nhật ký hành trình sớm nhất của Bahso “Hành trình đi Sarashina” có một cảnh hài hước ở một nhà trọ, nơi Basho sau một ngày lữ hành đang cố gắng biểu hiện thành bài haiku. Một tu sĩ già từng quan sát Basho khi ông đau bệnh khá nặng cho rằng ông đã chịu rất nhiều bất hạnh và cố gắng tự an ủi mình với năng lực huyền diệu của đức Phật A di đà. Kết quả là, Basho bảo chúng tôi, sức mạnh thi ca của ông đã bị bế tắc hoàn toàn.Chẳng trách bao nhiêu lời rên rỉ kèm theo sự sáng tác và nghiền ngẫm trăn trở về thơ haiku bộc lộ trong tập “Oku no Hosomichi”.
    Sự mến mộ lớn lao tập văn này tuỳ thuộc rất nhiều vào sự ưa thích những bài thơ haiku trong đó, nhưng lời văn xuôi cũng được ca ngợi không ít. Phần mở đầu và các phần tả những chuyến thăm của Bahso đến Matsushima và Kisakata là những đoạn hay đặc biệt nổi tiếng với người đọc, còn nhiều đoạn khác hầu như đều đẹp đẽ. Những đoạn văn khác ở mức độ khiêm tốn hơn. Basho khi quan sát truyền thống thơrenga (liên ca) bao gồm những đoạn mà chất thơ rõ ràng kém hơn thơ cũ hoặc mới, dường như để tránh làm kiệt quệ văn bản với một loạt đoạn văn ngắn như những viên ngọc không thể đập vỡ.
    Đã nhiều thế kỉ trôi qua, môt trong những nguyên nhân khiến người Nhật đi du lịch là để ngắm những bức thư pháp viết thơ và những nơi đã được nhắc tới trong thơ ca. Nguyên nhân này chắc cũng là lí do rõ ràng khiến Basho làm những chuyến lữ hành dài. Điều này giải thích vì sao đôi khi ông phải đi vòng quãng đường dài để ngắm được những nơi mà nhiều người khác thờ ơ bỏ qua cái bối cảnh chất thơ của nó bởi vì họ chẳng thấy gì thú vị. Basho ghi chép miêu tả về những nơi ông đến thăm, không chỉ những nơi đáng nhớ vì có truyền thuyết hoặc bài thơ cổ liên quan đến chúng, điều này đến lượt nó lại lôi cuốn được vô số người Nhật (kể cả người nước khác) đi du ngoạn và ngắm chúng bằng chính mắt mình.
    Mặc dù Basho ghi chép rất ít về Sora người bạn đồng hành trong gần suốt chuyến đi, ông cũng không nhắc đến tên thực hoặc nghề nghiệp của mình hoặc lí do nào đã khiến ông đi lang thang, đã gây cảm hứng cho ông làm cuộc lữ hành dài lâu mà thỉnh thoảng phải chịu đựng nỗi đau đớn trên đường. Tuy vậy ông vẫn gián tiếp kể cho chúng ta khá nhiều về bản thân, và rõ ràng bức chân dung tự hoạ của Basho cũng xuất hiện trong “Oku no Hosomichi” có thể là lí do hấp dẫn nhất cho sự hâm mộ tác phẩm này.
    Tất nhiên Bahso có cảm giác cao độ với vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng ông còn miêu tả rất nồng nhiệt những con người ông gặp trên đường đi, và cả những con người đã quá vãng, không ít hơn con người hiện tại, những người quá cố vẫn luôn luôn “sống” với ông. Những ấn tượng của ông dù được miêu tả trong thơ hay văn xuôi đều có khả năng vượt thời gian.
    Mặc dù nhiều phong cảnh trong số các bức tranh phong cảnh được Bahso miêu tả thật huyền diệu đã bị biến dạng trong những năm gần đây thì vẻ đẹp của chúng vẫn sống trong tập văn “Oku no Hosomichi” và sẽ tiếp tục khuấy động các thế hệ tương lai với ham muốn đi cùng Basho trên cuộc lữ hành của ông vào cõi sâu thẳm của thế giới thơ.



    Nguồn: Phùng Hoài Ngọc


    Link:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Nguồn: TVE (cungcung post 10.2012)
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/11/14
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Ông cũng là người đã đưa thể thơ Haiku trứ danh của Nhật bản đến với cuộc sống. :)
     
  3. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Tuyết
    Ngang chừng núi
    Quạ trắng
    Vụt qua tai
     
  4. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Là bài gì Hungtk?
     
  5. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Ông này cũng là một thiền nhân chứng ngộ
    Trong ao xưa
    Một con ếch nhẩy vào
    Tõm!!!!
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  6. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Đọc thơ của Basho ngày xưa cười ngặt ngẽo. Đơ ra thấy tội luôn.
     
  7. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Chưa nghĩ ra tên, he he
     
  8. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Là thơ làm? Ha ha!
     
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hi hi...
     
  10. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Cười chi mô tauvequehuong?
     
  11. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Biết giải thích sao nhỉ? Hihi...
     
  12. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Không có gợi ý. Ha ha
     
  13. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mình đặt dấu hỏi không phải để mong gợi ý. Hì hì...
     
  14. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Vậy không gợi ý là đã làm đúng rồi. Hô hô!
     
    tauvequehuong thích bài này.
  15. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Mỗi bài thơ là một bức tranh.
     
  16. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Vừa nghĩ ra, he he
     
  17. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Bác vừa ngửi hoa vừa tự cười à?
     
  18. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mình ngắm hoa và mỉm cười. Còn hương thì phủ đầy cơ thể rồi. :p:p
     
  19. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Thế tauvequehuong la hoa hay hoa là tauvequehuong?
    Thế tauvequehuong đang ngắm hoa hay soi gương?
     
    Zhiqiang thích bài này.
  20. hungtk

    hungtk Lớp 7

    "Loài người
    Mất điện
    Ăn cơm"
    có thể được gọi là haiku không nhỉ
     
Moderators: Ban Tang Du Tử
: Basho

Chia sẻ trang này