LS-Việt Nam Có 500 năm như thế - Hồ Trung Tú

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 17/3/20.

Moderators: Bọ Cạp
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    [​IMG]

    Có 500 Năm Như Thế
    Hình dung sự hình thành bản sắc Quảng Nam

    Tác giả: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nhà xuất bản: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Công ty phát hành: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Số trang: 290
    Ebook: @tran ngoc anh@4DHN

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Có 500 năm như thế là một tác phẩm khảo cứu lịch sử đắt giá về vùng đất và con người Quảng Nam của tác giả Hồ Trung Tú. Đây là một công trình nghiên cứu tỉ mỉ về bản sắc văn hoá của người Quảng Nam và đất Quảng Nam trong mối tương quan chặt chẽ với văn hóa và con người Chăm Pa. Bên cạnh thái độ làm việc nghiêm túc, trong cuốn tài liệu quý này chúng ta còn có thể bắt gặp một Hồ Trung Tú thực sự say mê và tâm huyết trong từng câu chữ. Có 500 năm như thế là một bằng chứng đẹp về cái thao thức bất tận của một người trong việc đi tìm sự thật với cái nhìn, cách nhìn được nâng đỡ bởi một tâm hồn lãng mạn, bay bổng.

    Cuốn Có 500 năm như thế bao gồm hai phần chính. Phần thứ nhất viết về những chuyến di dân từ bắc miền Trung vào Quảng Nam và đến Phú Yên theo từng thời kỳ lịch sử quan trọng, qua đó tìm cách giải thích điều làm nên bản sắc người Quảng Nam. Phần thứ hai viết về giọng nói đặc trưng của người Quảng Nam, một giọng nói ‘không giống ai’. Trong cả hai phần, Hồ Trung Tú đều thể hiện tâm huyết của mình mạnh mẽ đến nỗi nhiều ý đắc địa được tác giả lặp đi lặp lại nhiều lần, như để chắc chắn rằng độc giả không bỏ sót các ý quan trọng đó.

    Bằng thao tác khoa học, Hồ Trung Tú lùng sục vào những dấu ấn của bản sắc văn hóa Quảng Nam thể hiện qua từng giai kì lịch sử Nam tiến, khảo sát địa phương tính ở từng miền đất hẹp, lần mò ngược về nguồn cội các dòng họ dân Quảng, và nhất là phân tích sự hình thành giọng nói người Quảng Nam,… với những dẫn liệu phong phú và chuẩn xác. Tác giả tham khảo qua không biết bao nhiêu tài liệu đa ngành, cổ và kim, từ trong nước đến hải ngoại để đi đến kết luận rằng: Chúng ta là Chăm “đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm”. Đây là một nhận định vừa chuẩn xác vừa dũng cảm, vừa khoa học vừa nhân văn.

    Qua Có 500 năm như thế, cộng đồng Chăm biết mình không cư trú cô độc hiu hắt ở vài vùng hẻo lánh, mà đang hiện diện khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này. Giá trị của cuốn sách nằm ở việc: nó là khởi điểm quan trọng cho công tác hóa giải lịch sử và hòa giải dân tộc.

    Chúc các bạn đọc sách vui vẻ!
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/5/24
  2. Cảm ơn bác ạ
     
  3. dtronghieu8120

    dtronghieu8120 Mầm non

    Em cảm ơn ạ!
     
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có hồi tôi vào làng Nam Ô chơi, thấy cái giếng Chăm rồi. Nó hình vuông xây bằng đá. Hơi tiếc vì không biết ai đã đổ thêm bê tông lên miệng cho nó cao và hoành hơn.Chắc lại có ông họa sỹ hay kiến trúc sư trẻ trâu nào đó có tư tưởng hiện đại đây. :D
     
    tran ngoc anh and Lan Giao like this.
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    chubodoi113 thích bài này.
  6. All4life

    All4life Mầm non

    Ôi trời, trích dẫn link ah? Mình cứ nhìn mãi xem có đính kèm của diễn đàn không, nên đinh ninh là chưa có :(
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    File có hình nên lưu host chứ không đính kèm vì diễn đàn chỉ cho đính file nhỏ hơn hoặc bằng 5MB thôi.
     
    All4life thích bài này.
  8. Link bị sao ấy ạ! Vào không được
     
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đã sửa Link.
     
    Nguyễn Thành Nhân 1006 thích bài này.
  10. Để biết những người miền Trung ở khu vực mà tác giả Hồ Trung Tú đã phân tích có thật là đang "nói tiếng Việt giọng Chăm" hay không, thiết nghĩ chúng ta nên đọc quyển này của tác giả Andrea Hoa Pham. Tôi nghĩ rằng nó phản biện khéo léo và rất khoa học. Tác giả là một nhà ngôn ngữ, ngữ âm học làm việc hiệu quả và nghiêm túc.
    [​IMG]
     
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có dịp mình sẽ số hóa cuốn này để tiện tìm hiểu cũng như phổ biến đến mọi người trong thư viện.
     
  12. machine

    machine Sinh viên năm I

    Vậy "những người miền Trung ở khu vực mà tác giả Hồ Trung Tú đã phân tích" là người Việt nói giọng Việt à bạn?
    Thường thì khi có chiến tranh loạn lạc, nhân dân sẽ chạy đi lánh nạn vào các vùng (rừng núi) xa xôi rồi một thời gian sau một số (không dám chắc là tất cả) sẽ lần hồi trở về quê hương bản quán chứ nhỉ, cả (tạm gọi là) tỉnh bỏ xứ mà đi hết kể ra cũng kỳ kỳ.
    P/S: xóa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/12/22
  13. Theo tác giả Andrea Hoa Pham phân tích, không có bằng chứng ngữ âm học nào cho thấy các âm vị đặc trưng cho Quảng Nam là đến từ giọng Chăm, mà có nhiều bằng chứng cho thấy chất liệu của nó đến từ các phương ngữ ở Thanh Hóa và Nghệ An. Bà phân tích qua nhiều chương, mỗi chương là một bằng chứng (các chuyến điền dã của bà ở Hà Tĩnh và ở Thanh Hóa, và đối chiếu tiếng Quảng Nam với các phương ngữ trên và với tiếng Chăm).

    Còn về vấn đề người dân Quảng Nam có phải có phần lớn tổ tiên là người Chăm không, thì điều đó hoàn toàn là có thể. Điều đó không có nghĩa là ngôn ngữ họ nói phải có ảnh hưởng đậm nét của tiếng Chăm. Một ví dụ mà tôi biết được là ở Mêhicô. Người Nahua (thổ dân) ở nhiều vùng của Mêhicô chỉ mới đổi qua nói tiếng Tây Ban Nha trong vòng 1 2 đời, các cụ ông cụ bà ở đó vẫn nói tiếng Nahuatl, nhưng lớp trẻ nói tiếng Tây Ban Nha chuẩn không tì vết.
     
    tran ngoc anh, nhanjkl and machine like this.
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ý kiến riêng về "chất giọng" thì mình chưa thấy được tác giả Hồ Trung Tú thuyết phục. Không cần tìm hình ảnh minh họa tận Mexico. Ca nhạc sĩ Chế Linh chắc mọi người đều biết, ông là người Chăm nhưng hát và nói tiếng Việt rất rõ chứ không giống như giọng Quảng.

    Song Chế Linh không đại diện cho số đông. Vấn đề này quá phức tạp không thể sơ sài được.
     
    nhanjkl and machine like this.
  15. machine

    machine Sinh viên năm I

    Cảm ơn bạn.
    Mình chưa đọc quyển của tác giả Andrea Hoa Pham nên hơi tò mò chút. Không biết tác giả dựa vào "giọng Chăm" của địa phương nào làm chuẩn để so sánh, vì vùng Quảng Nam đã từ lâu bà con ở đó không nói tiếng Chăm nữa mà chuyển sang nói tiếng Việt hết rồi. Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện nay có số lượng đồng bào Chăm đông đảo nhất nhưng xét về khoảng cách địa lý thì khá xa Quảng Nam...
     
    nhanjkl thích bài này.
  16. Dạ, bà dùng tiếng Chăm Đông và tiếng Chăm Tây để so sánh. Tiếng Chăm Đông được dùng ở Ninh Thuận Bình Thuận, tiếng Chăm Tây được dùng ở Campuchia và An Giang. Trong chương đối chiếu đó bà cũng xem xét tới khả năng tiếng Chăm từng được nói ở Quảng Nam có phát âm nào khác.

    Sự thực thì tôi không cần suy nghĩ nhiều lắm cũng thấy chuyện giọng Quảng Nam dựa trên tiếng Chăm là hoàn toàn không có cơ sở. Tiếng Chăm không có âm /ɑ/ mà chỉ có âm /a/, và người Quảng Nam nói với thanh điệu không có màu sắc của ngôn ngữ vô thanh như tiếng Chăm. (Có thể quan sát những người Campuchia hoặc đồng bào dân tộc thiểu số không nói tiếng Việt như ngôn ngữ mẹ đẻ để so sánh). Chính tiếng Chăm lại đang bị Việt hóa mạnh mẽ, người nói tiếng Chăm đang dần có thanh điệu như tiếng Việt.
     
    nhanjkl and machine like this.
  17. machine

    machine Sinh viên năm I

    Mới xuất hiện mấy bức ảnh cũ làm nảy sinh nghi vấn khá hay. Nhiều khả năng cho đến năm 1968 vẫn còn làng chài người Chăm ở Đà Nẵng. Ở thời điểm đó, họ vẫn còn mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày. Nói chung đây chỉ là nghi vấn thôi, còn phải xác thực nữa, chưa có gì chắc chắn cả. Chỉ là album ảnh của một bạn sưu tầm thôi.
    Nguồn ảnh: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    05.jpg
    Chú thích:
    DaNang 1968 - 95th Army Evac Hostpital - Photo by Karl-Wilhelm Welteke's (PI-Sailor)
    We also gave material for some to build there own houses. In back is Monkey Mountain

    03.jpg
    Chú thích:
    Fishing trip - DaNang 1968 - Photo by Karl-Wilhelm Welteke's (PI-Sailor)
    Our boat off Da Nang, some where. Notice, the wooden anckor

    04.jpg
    Chú thích: Fishing trip - DaNang 1968 - Photo by Karl-Wilhelm Welteke's (PI-Sailor)

    06.png
    Chú thích: Fishing trip - DaNang 1968 - Photo by Karl-Wilhelm Welteke's (PI-Sailor)

    02.jpg
    Chú thích: Fishing trip - DaNang 1968 - Photo by Karl-Wilhelm Welteke's (PI-Sailor)
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/7/23
    nhanjkl, sucsongmoi and amylee like this.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ở An Giang thì đồng bào Chăm vẫn trang phục truyền thống và họ cũng rất thoải mái vận ra đường. Hoạt động tôn giáo Islam của họ cũng công khai, khá thoải mái.
     
    machine and nhanjkl like this.
  19. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Không phải chuyên môn của mình nên không biết gì để bình luận nhưng nghe mọi người tranh luận lịch sự cũng thích ghê :)
     
    machine, amylee and tran ngoc anh like this.
  20. Browneyes and ai0ia like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này