Tên truyện : Chuyện Làng Nho Nguyên tác : Nho Lâm Ngoại Sử / The Scholars Tác giả : Ngô Kính Tử Dịch giả : Phan Võ, Nhữ Thành Thể loại : Văn học nước ngoài Nhà xuất bản : Văn Học Năm xuất bản : 2001 Số quyển / 1 bộ : 2 Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chuyển sang ebook (TVE) : santseiya - Cùng với "Thuỷ Hử truyện" của Thi Nại Am, "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần. "Nho Lâm Ngoại Sử" (Chuyện làng Nho) của Ngô Kính Tử là một tác phẩm giá trị nhất của tiểu thuyết Trung Quốc. Trong bài tựa viết thời Đồng Trị, một nhà phê bình đã nói :"Tôi khuyên các bạn không nên đọc tác phẩm này, vì đọc nó một lần các bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã gặp những nhân vật của nó suốt ngày trong đời". Riêng nhận xét này cũng đủ chứng minh giá trị hiện thực của nó như thế nào. - Ngô Kính Tử (1701 - 1754) tự là Mẫn Hiên, lại có tên tự là Văn Mộc, sinh năm 1701 ở huyện Toàn Tiêu, tỉnh An Huy, phía bắc bờ sông Dương Tử. Người post: Don_Oliver, santseiya Nguồn TVE
Trong hồi 2 có đoạn nói về cái tên Tuân Mai như sau: Nhận xét: Câu cuối của đoạn trích ở trên và chú thích có 2 chữ sai: “thôi”, “Chu”. Xin tạm sửa lại và ghi thêm chữ Hán như sau: Ông Mai nói: “tên tôi là “Cửu", tôi cho chữ vương đứng bên cạnh tên để lấy điềm tốt, mong sau này nó cũng thành đạt như tôi"[15]. [15] Chữ “Cửu” 玖 tên của Mai Cửu có bộ vương 王 bên cạnh chữ cửu 久, chữ “Mai” 玟 tên của Tuân Mai là chữ vương 王 bên cạnh chữ văn 文”. Xin nói thêm là chữ “Mai” tên của Tuân Mai cũng được viết là: 玫 (xem trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
Trong Hồi 7 có đoạn viết về lời “sấm” của Quan Thánh Đế Quân như sau: Nhận xét: Chú thích [29]: “Thuấn” chép sai thành “Tuấn”. Chú thích [30]: “thống” chép sai thành “thống”. Có lẽ “Tiễn”, “liểu” chép sai thành “Tiến”, “liễu”. Nguyên văn chữ Hán của khúc ca nêu trên, trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chép như sau: 羨爾功名夏后,一枝高折鮮紅。 大江煙浪杳無蹤,兩日黃堂坐擁。 只道驊騮開道,原來天府夔龍。 琴瑟琵琶路上逢,一盞醇醪心痛! Xin tạm phiên âm và ghi thêm 2 chú thích có liên quan đến Hồi 8: “Tiễn nhĩ công danh Hạ hậu, nhất chi cao chiết tiên hồng. Đại giang yên lãng liểu vô tung, lưỡng nhật hoàng đường toạ ủng. Chỉ đạo hoa lưu khai đạo, nguyên lai thiên phủ Quỳ Long. Cầm sắt tỳ bà (**) lộ thượng phùng. Nhất trản thuần giao tâm thống”. “Lưỡng nhật” 兩日 là hai chữ nhật 日, hai chữ này chồng lên nhau thành chữ “xương” 昌 (ý nói Nam Xương 南昌). (**) Bốn chữ “cầm sắt tỳ bà” 琴瑟琵琶, mỗi chữ đều có hai chữ “vương” 王 ở trên, tổng cộng là tám chữ “vương” (ý nói vị vương tử thứ tám, tức Ninh Vương)
Nghe nói cuốn này nằm trong danh sách lục đại danh tác (cùng với Liêu Trai Chí Dị). Sau này vì thay đổi chế độ, tư tưởng, nên cắt gọt danh sách chỉ còn lại 4 cuốn là Tam Quốc, Thủy Hử, Hồng Lâu và Tây Du như bây giờ.