Biên khảo Di cảo Chiếc bảo ấn cuối cùng - Lê Văn Lân <1000QSV1TVB #0170>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Thu VO, 11/10/19.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0170.Chiếc bảo ấn cuối cùng.png

    Tên sách : CHIẾC BẢO ẤN CUỐI CÙNG
    Tác giả : LÊ VĂN LÂN
    ------------------------
    Nguồn sách : Sadec (TVE-U4) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đánh máy : Kim Ho, Laithuylinh, Thuong Nguyen, bhp, dacxeru, Meo_beo_123, Khongtennao, thuantran46, little_lion

    Kiểm tra chính tả : anfat3, Lê Anh Tuấn, Trần Khang,
    Dương Văn Nghĩa, Vũ Minh Anh

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 10/10/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả LÊ VĂN LÂN
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    CHIẾC BẢO ẤN CUỐI CÙNG

    LỜI CẢM TẠ CỦA NGƯỜI VIẾT

    THAY LỜI MỞ : NHẶT LÁ VÀNG XƯA

    BÀI I : CHUYỆN THỜI SỰ BÊN LỀ ẤN KIẾM CỦA CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI
    1) Nguyễn đi thì Nguyễn lại về
    2) Ý kiến của thứ phi Mộng Điệp
    3) Ấn kiếm và lễ đăng quang của vua Bảo Đại
    4) Lời ong tiếng ve đồn đãi
    5) Chi tiết về thanh bảo kiếm của Cựu Hoàng

    BÀI II : KHÁI QUÁT VỀ Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ẤN TRIỆN CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
    1) Ấn triện là gì ?
    2) Giá trị biểu tượng thiêng liêng
    3) Chất liệu làm ấn triện
    4) Nuốm và đế : hai phần cơ bản của một chiếc ấn
    5) Chữ Triện là gì ?
    6) Các qui cách khác
    7) Thú chơi ấn triện ngày xưa của văn nhân tài tử
    8) Ngàn vàng dễ kiếm, triện xưa khó tìm

    BÀI III : HOÀNG ĐẾ CHI BỬU CHIẾC ẤN CUỐI CÙNG TRIỀU NGUYỄN ?
    1) Giọt nước mắt của vị hoàng thân
    2) Thế nhưng… Quo Vadis ! Ấn này đang thất lạc về đâu ?
    3) Có chăng chuyện Châu về Hợp phố ?
    4) Bốn ngàn năm văn hiến !
    5) Vài chi tiết về chiếc ấn « Hoàng đế chi bửu »
    6) Bản kiểm kê của Chính Quyền nhân dân cách mạng
    7) Bản chất trọng nghĩa khinh tài của vua Bảo Đại
    8) Bàn tay vơ vét của Pháp thực dân

    BÀI IV : VUA MINH MẠNG VÀ NHỮNG CHIẾC ẤN NGỰ DỤNG
    1) Triều vua có nhiều cải tổ !
    2) Các Bảo ấn ngự dụng cất ở đâu và sử dụng thế nào ?
    3) Có phước lớn mới nhìn thấy ấn vua !
    4) Vài chi tiết về chiếc « Sắc Mạng chi bửu »
    5) Những bằng sắc có dấu ấn « Sắc Mạng chi bửu »
    6) Vua Minh Mạng là vị vua thế nào ?
    7) Chuyện « Trụ tam đợi như các mệ » ở Huế xưa !
    8) Chức năng của nhiều ấn mới cho nhu cầu
    9) Đóng dấu đè lên niên hiệu của Vua phải tội bất kính !
    10) Kỷ niệm cung đình về chiếc ấn vua
    11) Khi ông vua đã mất quyền năng

    BÀI V : NHỮNG CHIẾC ẤN QUAN NHA VÀ TƯ NHÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
    1) Những danh từ mới cho các ngạch Quan cai trị
    2) Thể thức dùng triện cho các quan
    3) Hình xử bá đao tùng xẻo cho kẻ làm ấn giả
    4) Ấn của tư nhân ta và tầu khác nhau thế nào ?
    5) Những hình ấn tranghoàng

    BÀI VI : TẤM VÁY VIỆT NAM HAY TỜ CHIẾU NHÀ VUA VỚI MỘT CÂU CA XỨ BẮC
    1) Nhà vua cấm váy
    2) Y phục Việt nam được vua các triều đại sửa đổi như thế nào ?
    3) Nụ cười của hạng cùng dân
    4) Lịch sử Váy Xống Việt Nam
    5) Mặc quần… phải mất một con trâu
    6) Nhà không chái, Đái không ngồi, Nồi không quai

    BÀi VII : Chiếc ngọc tỉ và chiếc ấn vÀng mang quốc hiệu Đại-Nam

    1) Hai hình ảnh trái ngược
    2) Ấn tín tạo đúc dưới đời Thiệu trị với quốc hiệu Đại nam
    3) Tại sao có hai chữ Đại nam như khắc trên ấn ?
    4) Chi tiết về chiếc « Đại Nam Hoàng đế chi tỉ »
    5) Chiếc « Đại Nam Hoàng đế chi tỉ » làm bằng loại ngọc gì ?
    6) Chiếc ấn vàng này từng đem lại những mùa Xuân

    BÀI VIII : BÀI HỌC LÀM CHƯ HẦU : VIỆT-NAM QUỐC-VƯƠNG CHI ẤN
    1) Một khúc quẹo bất ngờ
    2) Tây dương hất cẳng Thiên triều
    3) Ấn bạc mạ vàng với nuốm hình lạc đà
    4) Cống sứ nhưng vẫn độc lập
    5) Bễ thụt ở Toà Khâm sứ Pháp
    6) Nam quốc sơn hà, Nam đế cư !
    7) Ta có tiền lệ trả ấn lại cho Tầu không ?
    8) Hành động áp bức hống hách của Pháp thực dân
    9) Nhờ Pháp… tôi mới thấy giang sơn của tôi !

    BÀI IX : NỖI LÒNG CỦA VỊ HOÀNG ĐẾ SAU CÙNG
    1) Một sự xuống cấp thê thảm
    2) Ông từ giữ chùa
    3) Tờ thỏa hiệp thư ép buộc của Pháp
    4) Viện Dân Biểu Gật
    5) Nhà vua trẻ đã hành động ra sao ?
    6) Thế nhưng rồi…

    BÀI X : CHIẾC « ẤN TRUYỀN QUỐC » CỦA NHÀ NGUYỄN BẨY NỔI BA CHÌM VỚI NƯỚC NON
    1) Giấc mộng truyền ngôi vĩnh viễn của các chúa Nguyễn
    2) Những con người hậu duệ muốn noi gương
    3) Huyền thoại về chiếc ấn truyền quốc của Tần thủy hoàng
    4) Huyền thoại về chiếc ấn truyền quốc của nhà Nguyễn
    5) Mất hay còn ?
    6) Đại Nam thực lục đã viết thế nào ?
    7) Ấn truyền quốc này có giao cho Bá đa lộc không ?
    8) Ấn này hiện ở đâu ?

    VÀI SUY TƯỞNG THAY LỜI KẾT

    PHỤ LỤC A : KỸ THUẬT, NGHỆ THUẬT, THÚ CHƠI TRIỆN
    1) Tìm hiểu về Ấn đúc

    a) Những chiếc ấn đồng Hậu chu tiên khởi
    b) Khuôn cát cốt sáp
    c) Những tay thợ khéo của Kinh đô Huế xưa
    2) Tìm hiểu về Ấn khắc
    a) Cương độ của loài khoáng thạch
    b) Đá và ngọc dùng để khắc ấn triện
    3) Hột xoàn và bảo thạch ở Việt Nam có từ đâu ?
    4) Phụ tùng quanh những ấn triện
    5) Ngược dòng tìm nguồn gốc chữ Triện
    6) Lạc vào khu rừng của đường nét
    7) Thiên biến vạn hóa của văn tự
    8) Những cơn chuyển mình lịch sử
    9) Những trường phái điêu khắc về ấn triện
    10) Kỷ niệm xưa về bàn tay người thợ khắc
    11) Phải chăng « Gỗ đá còn trơ gỗ đá thôi » ?
    12) Con mắt của Thưởng Giám gia
    13) Bốn điều cần đạt cho một nghệ nhân
    14) Nghệ thuật trói voi bỏ vào rọ
    15) Tinh diệu của những thế đao pháp
    16) Triết lý của cổ nhân Đông Phương : Yêu Nhàn !

    PHỤ LỤC B : GIAI THOẠI VÀ DÃ SỬ VỀ ẤN TRIỆN
    1) Có con voi nầy làm chứng !
    2) Tìm hiểu nguồn gốc vài danh từ về ấn triện
    3) Triết tự chữ « Ấn »
    4) Ý nghĩa của chiếc ấn qua hình thức một món quà tặng
    5) Chuyện bà mẹ trẻ nằm mơ thấy ấn
    6) Khi về đeo quả ấn vàng…

    PHỤ LỤC C : MỘT LỜI VÂNG TẠC ĐÁ VÀNG
    1) Một bức thư quí giá
    2) Về đá khắc ngọc
    3) Về hình dáng của ấn
    4) Về các ngự ấn của nhà Thanh
    5) Về văn liệu liên quan đến ấn

    PHỤ LỤC D : CÁI ĐẸP CỦA CHỮ NHO (Viết để tưởng nhớ phụ thân)

    MẤY LỜI MONG ƯỚC

    MẨU TIN TỔNG HỢP CHÓT ĐẦY Ý NGHĨA

    TÀI-LIỆU THAM-KHẢO
    1) Ngoại ngữ
    2) Việt ngữ
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    ĐỌC TRỰC TUYẾN


    EBOOK (dung lượng lớn vì có nhiều hình ảnh minh hoạ)
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI CẢM TẠ CỦA NGƯỜI VIẾT

    « Không thầy đố mày làm nên » Ông bà Việt nam mình quen nói thế !

    Rốt cuộc tập bút khảo này đã thành hình, dù là người viết đã cố gắng chăm chút sửa chữa nhưng vẫn còn luộm thuộm với nhiều lỗi lầm và nhiều điều sai sót. Sự thành hình này tôi phải thành thật nói là nhờ công ơn của nhiều « vị thầy bằng hữu ».

    Qua nhiều bài viết hay tác phẩm giá trị của họ, hay qua những chi tiết lý thú cung cấp trong sự đàm thoại hoặc qua những hình ảnh lịch sử hiếm của riêng đã cho mượn, v.v… những người này đã khiến cho những trang sách của tôi không còn tính khô khan, cứng ngắc vô hồn của một bài biên khảo nhạt nhẽo mà lại trở nên dồi dào phong phú, sống động, đầy hơi hướm hương vị của một trời quá vãng…

    Người viết mượn trang giấy hẹp này để tri ân các vị học giả, nhà văn sau :

    Tiến sĩ Thái văn Kiểm, Hoàng Liên Nguyễn văn Đài, Nguyên Hương Nguyễn Cúc, Phạm Thăng, Trúc Chi Tôn thất Kỳ, Võ Hương An, Võ Phiến, Hứa Hoành, Nguyễn đức Hiển, Trọng Kim. Lời cảm tạ cũng xin gởi đến ông Nguyễn Hòa tại thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ, luật sư Lê chí Thảo, giáo sư và bà Phạm ngọc Hương ở Washington D.C., các bác sĩ Tôn thất Niệm, Võ văn Tùng, Bùi Minh Đức ở California, Tôn thất Thận ở Montréal, Canada.

    Người viết cũng xin gởi tới các bạn trẻ Nguyễn thành Tâm và Hàng kỳ Hòa của tuần báo Làng ở Sacramento, California lời cảm ơn riêng về sự đảm trách chủ chốt trong công việc ấn loát, xuất bản tập sách này.

    Thương tặng Nhàn
    với tình yêu hơn là một người vợ…
    Lê văn Lân

    *


    THAY LỜI MỞ : NHẶT LÁ VÀNG XƯA

    Sống ở đời cũng như lái xe hơi, người lái phải luôn nhìn thẳng phía trước qua kính chắn gió, chứ không chăm chăm nhìn vào kính chiếu hậu.

    Đúng ! Tuy nhiên, liếc nhìn kính chiếu hậu đôi khi lại cần thiết.

    Ngoái nhìn về quá khứ thường mang tiếng là hoài cổ, là tiếc nuối dĩ vãng… nhưng ai dám nói cái nhìn này vô bổ, nhất là nhìn với chủ đích « ôn cũ biết mới ». Người ta vẫn nghiệm rằng lịch sử nhân loại thường là những vở tuồng cũ soạn lại với những bài bản và nhân vật mới.

    Tập bút khảo này nhắm chủ ý viết về những chiếc ấn triện của triều Nguyễn, một triều đại quân chủ sau cùng của nước Việt nam. Nhưng để làm mối duyên khởi khai mào, tôi chọn cho nó cái tên đầy ý nghĩa là « Chiếc bảo-ấn cuối cùng của Hoàng-đế Việt-Nam », dựa trên những mẩu tin thời sự về sự tạ thế vừa rồi của Cựu Hoàng Bảo Đại tại Pháp (ngày 31 tháng 7, năm 1997) và những lời đồn đãi về chiếc bảo ấn duy nhất còn sót lại trong tay ông. Chiếc bảo ấn này có tên gì ? Hình dáng, kích thước, trọng lượng quí kim của nó ra sao ? Và lý lịch, giá trị và ý nghĩa lịch sử của nó thế nào ? Toàn là những điều mà dân Việt ai cũng tò mò muốn biết !

    Nhưng vì chiếc bảo ấn này là chiếc ấn cuối cùng còn xuất hiện, lại nằm trong một tập hợp của nhiều chiếc bảo ấn khác trong kho tàng của triều Nguyễn, nên tôi phải mượn những trang sách kế tiếp để trình bày lại những điều tôi đã thu góp được liên quan đến toàn bộ những ấn triện của nhà Nguyễn này. Đặc biệt gợi lại vai trò của vài chiếc ấn quan trọng tiêu biểu liên quan đến những biến cố lịch sử của nước ta trong thời cận kim. Và ở cuối sách, tôi viết thêm một phần đặc khảo phụ lục giới thiệu về kỹ thuật, nghệ thuật, cùng những giai thoại dã sử liên quan đến ấn triện Trung hoa nói chung để trình bầy những điều lý thú của ngành ấn chương học. Tôi nghĩ rằng phần đặc khảo này sẽ giúp những bạn trong giới văn chương nghệ thuật Việt nam hiện nay hiểu thế nào là thú chơi ấn đã từng làm cổ nhân say mê như chơi đồ cổ ngoạn vậy.

    Những chiếc ấn triện ngày xưa thường là những món cổ vật đầy tính chất biểu tượng đã được đúc ra với những công dụng, chức năng đặc biệt riêng. Người ta có thể nói rằng mỗi chiếc ấn có một đời sống, một số mệnh riêng tùy theo chủ nhân của nó là một cá nhân, một thế tộc, một triều đại, một quốc gia…

    Nghiên cứu và suy gẫm về những chiếc ấn của triều Nguyễn trên phương diện lịch sử và văn hóa chắc chắn sẽ hé lộ cho chúng ta nhiều cái nhìn lý thú và bổ ích để ta hiểu ta, hiểu người ; để nhìn lại thế nào là những bài học về thiên thời, địa lợi, nhân hòa…

    Cầm những chiếc cổ ấn lên xem với con mắt thưởng ngoạn, kẻ hậu sinh sẽ bồi hồi và cực kỳ hoan lạc nếu hiểu được những tâm tình, tư tưởng và triết lý sống mà người xưa đã muốn mượn mặt đá và dao khắc gởi gấm vào !

    « Ai ơi ! trở lại mùa thu cũ,
    Nhặt lấy cho tôi những lá vàng ».

    Viết tập bút khảo này, tôi chỉ xin đóng vai trò một kẻ góp nhặt những chiếc lá vàng dĩ vãng để rồi trân trọng ép chúng trên những trang ký ức của đời.

    Tôi thành khẩn xin quí bạn hãy đốt dùm tôi một cây nến để đọc và để chỉ giáo hay bổ khuyết cho những sơ sót, sai lầm của tôi. Thật là muôn vàn cảm tạ.

    Lê Văn Lân
    Mạnh Thu – năm Đinh Sửu
     
Moderators: SLASH.ROCK4U
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này