LS-Tổng hợp Chia rẽ - Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Phan Thanh Phung Thien, 26/8/24.

Moderators: Bọ Cạp
  1. [​IMG]
    Nếu như trong tác phẩm trước đó của mình, Những tù nhân của địa lý (2016), Marshall khẳng định nhân loại vẫn bị giam hãm trong nhà tù địa lý mặc dù đang ráo riết với giấc mơ vươn vào không gian, thì ở Chia rẽ (2018), góc nhìn trở nên thật gần hơn: trong nhà tù địa lý đó, con người vẫn dựng lên rất nhiều bức tường chia rẽ các sắc tộc, quốc gia, tín ngưỡng tôn giáo, tư tưởng chính trị, vân vân.
    Trong Chia rẽ, tác giả không tỉ mỉ liệt kê và phân tích mọi vùng miền, và mọi sự chia rẽ, mà “tập trung vào những khu vực minh họa tốt nhất cho thách thức với bản sắc trong một thế giới đã toàn cầu hóa”
     

    Các file đính kèm:

    Storm, LongNV3049, angoc1234 and 43 others like this.
  2. Đọc mấy chương quan trọng mới thấy, thế giới không yên ổn mà đầy các bất ổn:
    1. Trung Quốc: Xung đột Tân Cương, Tây Tạng. Bất ổn về việc nuôi sống người dân. Một khi ngừng tăng trưởng, Trung Quốc sẽ lâm vào bất ổn
    2. Hoa Kỳ: Vấn đề nhập cư và phân biệt chủng tộc
    3. Trung Đông: Xung đột tôn giáo là lớn nhất. Ngay đạo Hồi cũng có sự chia rẽ.
    4. Châu Phi: Ý thức bộ lạc cao hơn ý thức Quốc Gia. Một Châu Phi hỗn loạn là di sản của Thực dân. Các đường biên giới vẽ ra không dựa trên đặc điểm dân tộc khiến các cuộc chiến tranh liên miên. Xung đột tôn giác, bộ lạc phổ biến
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ở đầu ngõ thôi đã không yên ổn quá 3 ngày, quy mô thế giới thì làm sao có thể bình yên :D
     
  4. Có lẽ cũng là quy luật tự nhiên để cân bằng dân số bạn nhỉ, khi con người trở nên quá tải với hành tinh thì chiến tranh dịch bệnh sinh phát sinh để cân bằng lại.
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có lẽ con người vốn là thích tranh giành, con nít thường không nghĩ nhiều về bình yên, lý lẽ gì, nó muốn cái gì là nó chụp, nó giật, không được thì nó khóc, nếu vẫn không được nó lại khóc lớn hơn hòng có được thứ mình muốn!
     
    machine and amylee like this.
  6. vihali

    vihali Mầm non

    Ngay trong một xã hội thôi là đã có những bức tường vô hình.
     
    machine, amylee and tran ngoc anh like this.
  7. thinhthainguyen

    thinhthainguyen Mầm non

    Tân Cương, Tây Tạng là nội bộ của Trung Quốc. Vấn đề không ổn thực sự phải là Đài Loan vì có sự can thiệp của khối phương Tây.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/9/24
    machine and amylee like this.
  8. bánh mì sữa

    bánh mì sữa Lớp 1

    Dựa trên địa chính trị lịch sử, thì vấn đề lớn nhất của TQ là Nhật Bản chứ không phải Đài Loan. Đài Loan chiếm mấy hồi nếu không vướng các nước khác. TQ tung hoả mù muốn chiếm Đài Loan thôi, mục tiêu duy nhất lúc này là Nhật Bản. Vấn đề này tôi luôn tin là như vậy. Còn muốn đánh NB thì phải làm Mỹ suy yếu. Tình hình bất ổn trong nước là cái còn giữ chân TQ. Đem quân đi hết thì nội loạn sẽ xảy ra.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/9/24
    machine and amylee like this.
  9. Nhật thời thế chiến , phat xit thì vấn đề cả châu Á rồi. Giới hạn cuốn sách mình gthieu chỉ trong bối cảnh hiện tại.
     
    machine and amylee like this.
  10. bánh mì sữa

    bánh mì sữa Lớp 1

    Thì đang nói lịch sử trải dài đến hiện tại đấy thôi. Nó lúc nào cũng xem NB là mối đe dọa. Anh trên kia bảo là Đài Loan, còn tôi cho là NB luôn là mối quan tâm của TQ. Đài Loan là để tung hỏa mù.
     
    amylee thích bài này.
  11. thinhthainguyen

    thinhthainguyen Mầm non

    Mối quan tâm thì phải hợp lý mới quan tâm được chứ Nhật cả phương Tây chống lưng, kinh tế top 3 công nghệ hạt nhân tàu sân bay muốn là có nghĩ sao Trung Quốc động vào được mà muốn quan tâm.
    Còn theo logic của anh thì vấn đề lớn nhất của TQ là Mỹ chứ sao lại Nhật được. Mỹ cản TQ trên con đường siêu cường thế giới chứ không bao giờ là Nhật.
     
    machine, amylee and bánh mì sữa like this.
  12. bánh mì sữa

    bánh mì sữa Lớp 1

    Mối lo ngại của TQ hiện nay là khả năng xảy ra một "Nam Kinh lần thứ hai." Vấn đề lớn nhất của họ vẫn là NB, vì TQ quan tâm đến các nước lân cận hơn là các nước xa. Như đã đề cập, vấn đề chính là ĐL, nhưng thực ra, trọng tâm của TQ là NB. Mỹ đang suy yếu và phương Tây cũng thế. TQ có tàu sân bay, vũ khí hạt nhân và đứng thứ hai thế giới về kinh tế (có thể cả sức mạnh quân sự), trong khi NB không có vũ khí hạt nhân. Chỉ có NB, với sự hỗ trợ của Mỹ, mới có thể kiềm chế TQ, vì các nước xung quanh không có đủ khả năng. Mối quan tâm hàng đầu của TQ luôn là NB, do vị trí gần gũi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/9/24
    HCLtsbd and amylee like this.
  13. tathanhdinh

    tathanhdinh Mầm non

    Lịch sử luôn có tính lặp lại, nhưng sẽ lặp lại dưới một dạng khác. Một sự kiện như thảm sát Nam Kinh sẽ không thể lặp lại đúng y hệt như nó đã xảy ra. Thảm sát Nam Kinh đã xảy ra vì Nhật Bản vào thời điểm đó không sợ bị trả đũa, cũng như Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vì không sợ bị trả đũa.

    Nhật Bản muốn kiềm chế Trung Quốc về quân sự? Mình không nghĩ vậy, vì mình nghĩ về mặt quân sự, không có bất cứ quốc gia nào có thể dồn một quốc gia có vũ khí hạt nhân đến đường cùng, mà không sợ bị trả đũa.
     
  14. bánh mì sữa

    bánh mì sữa Lớp 1

    Nếu TQ gây hấn khắp nơi, liệu NB, với sự hỗ trợ của Mỹ, có phản ứng mạnh mẽ không?
     
  15. Càng tìm hiểu càng thấy các vai "tốt" không thực sự tốt như chúng ta nghĩ. Cuộc thảm sát ở Indonesia - theo Phương pháp Jakarta, nội loạn Lybia, ISIS đều có bóng dáng "người tốt". Đằng sau các bất ổn và chia rẽ không thể phủ nhận có bóng dáng ở các lợi ích, sự thuộc địa hóa. Đúng là không có gì bằng độc lập, tự chủ dân tộc, đoàn kết trước các mối họa ngoại xâm.
     
  16. thinhthainguyen

    thinhthainguyen Mầm non

    Tôi rất tiếc khi nge anh trả lời NB không có vũ khí hạt nhân. Với một vài phép tìm kiếm trên mạng hy vọng anh sẽ có cho mình đánh giá đúng đắn hơn về vấn đề này.
    Thảm sát Nam Kinh diễn ra vào năm nào, thế giới lúc đó tương quan lực lượng ra sao không cần nhắc lại, đó là lịch sử. Không hiểu anh đang nghĩ gì khi cường quốc hạt nhân như TQ sợ xảy ra cuộc thảm sát nào đó trên đất mình vào TK 21 này nữa. Không có gì cá nhân đâu nhưng kiến thức lịch sử chính trị của anh cần phải xem lại, thời đại internet thông tin cần cập nhật đa chiều, nhiều nguồn.
    Nhân tiện, chúc mừng chiến thắng 7-0 của Nhật Bản trước TQ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/9/24
  17. bánh mì sữa

    bánh mì sữa Lớp 1

    Cứ theo dõi tiếp thôi, tôi không bàn nữa. Còn việc NB có sở hữu vũ khí hạt nhân (bom hạt nhân) hay không thì tự mấy ông đó biết với nhau. Chắc anh theo thuyết âm mưu vấn đề này. Còn chính thức thì đương nhiên không có rồi.
     
  18. thinhthainguyen

    thinhthainguyen Mầm non

    Vì anh nói không bàn nữa nhưng lại chụp mũ tôi theo thuyết âm mưu nên tôi chia sẻ với anh điều này.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Anh nhận ra ai đang bên cạnh các nhà khoa học Nhật Bản không? Werner Heisenberg, Einstein, 2 cái tên khủng trong giới vật lý lượng tử tới thăm Nhật Bản trong bức ảnh cách đây 100 năm, cái thời mà dân châu Á ăn còn chưa đủ no đấy.
     
  19. bánh mì sữa

    bánh mì sữa Lớp 1

    Mấy bức ảnh trên nói lên được điều gì? Cái quan trọng là NB bây giờ có sản xuất và sở hữu bom nguyên tử không (chính thức)?

    Ngoài lề: Hồi WWII NB còn sáng chế công thức một loại thuốc mà người ta gọi là "Ice" bây giờ để có thể hành quân ngày đêm không ngủ và giết người không gớm tay (kiểu ảo giác khi chơi thuốc như bây giờ). Cái này không biết có anh nào có thể cho tôi thêm thông tin không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/24
    ai biet gi dau thích bài này.
  20. oldman20

    oldman20 Lớp 2

    Ồ mình cũng muốn biết thêm về kỳ bí này :think:.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này