- Thiên sách này dùng hai chữ Cảm Ứng để đặt tên. Cảm chính là nhân, Ứng chính là quả. - Bốn câu mở đầu của thiên sách này là: Họa phước vô môn, duy nhân tự triệu. - Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình Họa phước chẳng có cửa, do con người tự chuốc lấy. Thiện báo, ác báo như bóng theo hình, xiển dương lý nhân quả, báo ứng làm lành được phước, tạo ác mắc họa hết sức đơn giản, rõ ràng. - Nếu ai có thể hiểu lý nhân quả, biết làm ác nhất định mắc họa hại, ắt dẫu bị ép làm chuyện ác, trong tâm ắt kiêng sợ, chẳng dám làm theo. Biết làm lành nhất định được phước lộc, ắt tâm cũng mong cầu, tuy bị ngăn trở làm lành, cũng chẳng chịu thôi. - Pháp Sư Ấn Quang từng bảo: Nhân quả là phương tiện to lớn để Thánh Nhân thế gian và xuất thế gian bình trị thiên hạ, độ thoát chúng sanh. - Trong thế gian hiện thời, nếu chẳng đề xướng sự lý nhân quả báo ứng, sanh tử luân hồi, mà muốn cho thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc, dẫu Phật, Tổ, thánh hiền cùng xuất hiện, cũng chẳng làm sao được. - Cảm Ứng Thiên tuy trích từ Đạo Tạng, nhưng lời Chú Giải phần nhiều trích từ sách Nho, Kinh Phật. Đọc một quyển sách mà tìm được nghĩa lý tinh hoa trong tam giáo. Đó là một điều vui sướng.
Kẻ mộ Đạo thì nói Phật không tôn quý bằng Đạo, người theo Phật thì nói Đạo không lớn bằng Phật, còn người học Nho thì bài bác cả hai, cho là dị đoan, ôm lòng riêng tư, tranh nhau phần thắng, không ai nhường ai.
Nếu sách đa chủ đề thì nên gắn thêm tiền tố cho đủ bộ. Còn không thì đừng để chỉ mỗi tiền tố Phật giáo như thế; sẽ gây hiểu nhầm rằng toàn bộ cuốn sách này chỉ tập trung vào giáo lý Phật giáo; trong khi nó bàn nhiều hơn thế.