Bùi Giáng - Thi sĩ kỳ dị

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi whatcsvt100, 5/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Bùi Giáng - Vị thi sĩ kỳ dị

    Bùi Giáng là một con người gây kinh ngạc cho bất kỳ ai quan tâm đến ông. Làm thơ, dịch tiểu thuyết của các tác gia danh tiếng trên thế giới, viết sách nghiên cứu triết học đông tây kim cổ với những kiến thức vô cùng uyên bác… nhưng Bùi Giáng đồng thời lại còn chạy nhảy la hét ngoài đường trong bộ dạng của những con người mà ta quen gọi là điên.

    Cuộc đời Bùi Giáng vì vậy luôn được bao phủ bởi vô số những giai thoại ly kỳ, những thông tin hư hư thực thực. Trước đây, có khá nhiều bài viết về ông nhưng đều rất tản mạn, hầu hết chỉ là những bài lẻ tẻ đăng báo hoặc bài của nhiều người viết trong các tuyển tập hoặc đặc san kỷ niệm Bùi Giáng. Nay, dựa trên những tài liệu có được và những tác phẩm của ông, tập sách cung cấp cho bạn đọc những thông tin tương đối có hệ thống về diện mạo của con người tài năng thuộc hạng siêu phàm nhưng rất kỳ dị này.

    Từ chuyện:
    Bài thơ lạ lùng của anh chăn bò ... đến Chuyện ông thầy giáo cuồng si nàng Kiều ... đến Vị trí hai người đẹp trong lòng Bùi Giáng ...v...v...

    Tập sách được soạn thảo dựa trên những tài liệu có được của Trần Đình Thu gồm nhiều bài nhiều kỳ, Hoàng Kim tổng hợp lại. Em xin gửi lên cho bà con thích Bùi Giáng đọc lại những câu chuyện "kỳ thú" về vị thi sĩ kỳ dị này ạ.
     

    Các file đính kèm:

    DHR34, Cải, CanTay and 7 others like this.
  2. lichan

    lichan Lớp 12

    Bùi Giáng _ Rong Chơi Cõi Thơ

    Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín
    Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
    Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
    Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
    Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh

    Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
    Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
    Chìm ngây ngất vào trong đôi mắt lả
    Anh lim dim cho chết lịm hồn mình

    Anh quên mất bò đương gặm cỏ
    Anh chỉ nghe tiếng cỏ rì rào
    Có hay không? Bò đương gặm đó?
    Hay là đây tiếng gió thì thào?
    Hay là đây tiếng suối lao xao
    Giữa giòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống?

    Mùi thoang thoảng lách lau sương đượm
    Mùi gây gây gấy gấy của hương rừng
    Mùi lên men phủ ngập mông lung
    Không biết nữa mà cần chi biết nữa

    Cây lá bốn bên song song từng lứa
    Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn
    Hạnh phúc trời với đất mang mang
    Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ
    Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
    Không biết trời đất có ngó mình không

    Vĩnh Trinh - Thạch Bàn 1950

    Ai Đi Tu
    Trời sầu đất muộn thế ru
    Ban đầu em đã đi tu vội vàng
    Chân trời oán hận tràn lan
    Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
    Bây giờ ngó lại người ta
    Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.

    Một Góc Chiều Hà Nội
    Hồ gươm xanh màu xanh cổ tích
    Con rùa vàng gửi bóng ở trên mây
    Cây si mọc chúc cành xuống nước
    Thê húc cong cong một nét lông mày
    Tóc em dài cho ta nhìn thấy gió
    Áo em bay cho mờ tỏ thân hình
    Em sâu sắc như kinh thành cổ kính
    Gốc si già da mốc ngói rêu xanh
    Em nhẹ nhõm đi về trong phố cũ
    Tường nhà lở vôi cửa gỗ bức bàn
    Ta lặn lội như một thằng ăn trộm
    Nơm nớp lo mình bị bắt quả tang
    Lần lửa mãi thế là ta lỡ dại
    Để dành thành mất cắp cả tình yêu
    Thế là ta mồ côi em mãi mãi
    Cái vu vơ chết đuối dưới sương chiều
    Cửa gỗ cài then....bóng em mất hút
    Xe cúp đã thay cho ngựa tía võng điều
    Ta trở lại gốc si già...và làm lại
    Làm thơ tình tặng những lứa đang yêu....

    Mùa hạ,1986

    Em Đi Em Về
    Em đi từ đỉnh mộng đầu
    Một mình anh ở mang sầu trăm năm
    Em từ vô tận xa xăm
    Trùng lai chất vấn : từ trăm năm nào
    Lẽ rằng từ bấy tới bao
    Tới bây giờ vẫn muôn màu trăm năm
    Mỗi năm mỗi một đêm rằm
    Là đêm thứ nhất nguyệt rằm nguyên tiêu
    Trăm năm nào có bao nhiêu
    Xiết bao muôn vẻ nguyên tiêu một màu
    Em đi từ tỉnh mộng đầu
    Mình anh ở lại vẽ màu trăm năm
    Vẽ xong anh sẽ về thăm
    Những thôn xóm cũ giữa lòng Miền Nam
    Miền Nam ở giữa tấm lòng
    Vô bờ bến của Cửu Long Sài Gòn
    Em đi có mất có còn
    Trở về có thấy Sài Gòn đẹp ra?
    ( tập thơ Như Sương )

    Một Buổi Trưa
    Một buổi trưa nắng vàng in trên tóc
    Mây trên trời xuống phủ ở trên vai
    Màu phương cảo pha mờ trên nét ngọc
    Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai.
    Em có định sẽ cùng ai kể lể
    Một nỗi đời hư huyễn giữa chiêm bao
    Vừng hiu hắt nguyệt hờn mây nhỏ lệ
    Một mùi hương nồng tụ ở nơi nào
    Câu chuyện ấy một lần em đã rõ
    Để bây giờ không thể lại phanh phơi
    Đường đi xuống khung trời sương lổ đổ
    Hờn dung nhan em có sợ bên người?
    Con mắt ấy vì sao em khép lại
    Làn mi kia em thử ghé lên nhìn
    Vòng tay đẹp như cành xuân thơ dại
    Ngón la đà sao chẳng chịu đưa tin
    Một buổi trưa nắng vàng in trên tóc
    Lùa chân mây về ở dưới chân trời
    Bước vội vã một lần nghe gót ngọc
    Giẫm trang đời lá rụng uá thu phai

    Ngày Nay Ngày Mai
    Ngày nay ngày mai hay ngày mốt
    Tôi gặp lại người trong cốt cách phiêu linh
    Ngày xưa tuyết bạch bất bình
    Đã từng vô tận tâm tình đi hoang
    Ngày hôm nay hôm nọ hôm nào
    Người đã kể một lần cho tôi biết
    Niềm đau đớn xót xa như vĩnh quyết
    Niềm điêu linh như vĩnh biệt muôn đời
    Tôi về giữ mộng mù khơi
    Kết thành viễn tượng cho đời chiêm bao


    Mai Sau Kể Lại
    Ngày nào gặp trở lại em
    Một nơi nào đó bên kia mặt trời
    Không còn mặc cảm lôi thôi
    Hồn nhiên kể lại cuyện đời xưa xa
    Còn em nếu gặp lại ta
    Nhìn ta em có biết là ta không
    - Kiếp xưa anh một thằng khùng
    Anh thằng say rượu vô cùng đảo điên
    Làm thơ lắm lúc quàng xiên
    Đôi phen rất mực thần tiên dịu dàng
    Tráng niên ra đứng giữa đàng
    Làm trò cảnh sát công an điều hành
    Lão niên ân hận thập thành
    Về nhà thân thích họ hàng ăn cơm
    Được cho ăn uống thật ngon
    No nê nằm ngủ vuông tròn lắm thay
    ( trích tập thơ Như Sương )

    Mười Thương
    Một thương tóc lệch đường ngôi,
    Hai thương quần trắng, áo mùi, khăn san.
    Ba thương hôm sớm điểm trang,
    Bốn thương răng ngọc hai hàng trắng phau.
    Năm thương lược Huế cài đầu,
    Sáu thương ô lục ngả màu thanh thiên.
    Bảy thương lắm bạc nhiều tiền,
    Tám thương động tí nữ quyền giở ra.
    Chín thương cô vẫn ở nhà,
    Mười thương...thôi để mình ta thương mình...

    Uống Rượu Yêu Đời
    Yêu đời uống rượu sáng nay
    Vừa nâng ly để chớm say ngà ngà
    Chớm chừng đã chợt bỏ ra
    Đừng say mút chỉ rầy rà tít mây
    Chơi mà mút chỉ đứt dây
    Còn chi mà nói thang mây phiêu bồng
    " Tuyệt mù bể nước " vời trông
    " Non mây thăm thẳm bụi hồng chưa xa " ( 1 )
    Ngày nào trùng ngộ bước ra
    Trùng sinh sương sớm đầu hoa cuối cùng
    Chân trời mặt biển thong dong
    Bình minh nắng gió mây hồng vèo bay
    ( trích tập thơ Như Sương trang 39 )

    ( 1 ) Đổi chơi chút ít lời thơ tuyệt diệu Tản Đà :
    " Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay
    Tuyệt mù bể nước non mây
    Bụi hồng trông thẳm như ngày chưa xa "

    Thơ Tặng
    Làm thơ tặng chú bé con
    Làm thêm câu nữa tặng con chuồn chuồn
    Xong rồi bỏ bút tựa lưng
    Vào gốc cây ngủ ngoài đường chịu chơi
    Nắng trưa nắng xế đầy trời
    Bóng cây râm mát che đời ta điên

    Gõ Cửa Tồn Sinh
    Suốt đời phải thức suốt đêm
    Suốt ngày ngủ nướng mới nên con người
    Tồn sinh quá khứ chôn vùi
    Cơn say suốt kiếp - trận cười thâu canh
    Bình sinh lao khổ đã đành
    Cũng từ bình sử tựu thành mà ra
    "Thanh minh trong tiết tháng ba
    Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh"

    Kính Thưa
    Kính thưa công chúa Kim Cương,
    Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây.
    Tờ thư rất mực móng dày,
    Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau?
    Lạc loài đã rớt đi đâu,
    Chiếc chìa khoá mộng rực màu so le.
    Ấy lời của tuyết của băng,
    Ấy lời của mộng hàng hàng vu vơ.

    Vỗ Về
    Ta đứng lại bên này chờ đợi
    Ồ phải không? Em đó phải không
    Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy
    Đời chúng ta là mấy trăng tròn
    Ngày vui ngắn? Lòng đã vơi mấy bận
    Ngày vui đi? Mấy bận giữa lòng ta
    Để lây lất mưa về xuân lấm tấm
    Ồ thiều quang tan biến vội sao mà
    Em có khóc? Ta xin em đừng khóc
    Em nhìn ta lệ chảy có vui gì
    Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc
    Nước xuôi dòng ngàn thu hận mang đi.

    Vì Sao Khùng
    Vì yêu dấu quá Nàng thơ
    Với em vô tận nên ngơ ngẩn buồn
    Thần tiên Thánh Phật bao dung
    Hiểu lòng tôi lắm - tôi khùng vì thơ

    Còn Tiếp Tục
    Cuộc vui sắp chấm dứt rồi
    Hãy xin tiếp tục bồi hồi cuối cơn
    Em vui ngày đó dập dồn
    Giờ xin gắng gượng bồn chồn cũng vui
    Ngày mai dâu biển chôn vùi
    Trầm phù tiếp tục niềm vui suối vàng
    (trích tập thơ Như Sương )

    Từ Giã
    Người mộc mạc trái tim cũ kỹ
    Vói hai tay bắt lộn vòm trời
    Chiều qua mang một cõi đời
    Đi về lẽo đẽo giữa đời đi qua.

    Uống Rượu
    Uống xong ly rượu cuối cùng
    Bỗng nhiên chợt nhớ đã từng đầu tiên
    Uống như uống nước ngọc tuyền
    Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau
    Uống xong ly rượu cùng nhau
    Hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời
    Em còn ở lại vui chơi
    Suốt năm suốt tháng suốt nơi lan tràn
    Riêng anh về suốt suối vàng
    Trùng phùng Lý Bạch nghênh ngang Tản Đà
    Em còn ở với sơn hà
    Anh còn mất hút gần xa mất hoài.

    Bùi Giáng


    (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
    Bùi Giáng
    Sinh 17 tháng 12 năm 1926
    huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
    Mất 7 tháng 10, 1998 (71 tuổi)
    Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Công việc nhà thơ
    Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.


    Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
    Cha ông là Bùi Thuyên, thuộc đời thứ 16 của dòng họ Bùi ở Quảng Nam. Do người vợ cả qua đời sớm nên ông lấy người vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiền. Bùi Giáng là con đầu của Bùi Thuyên với Huỳnh Thị Kiền, nhưng là con thứ 5 nếu tính tất cả các anh em. Khi vào Sài Gòn, ông được gọi theo cách gọi miền Nam là Sáu Giáng.
    Năm 1933, ông bắt đầu đi học tại trường làng Thanh Châu.
    Năm 1936, ông học trường Bảo An (Điện Bàn) với thầy Lê Trí Viễn.
    Năm 1939, ông ra Huế học tư tại Trường trung học Thuận Hóa. Trong số thầy dạy ông có Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Đào Duy Anh.
    Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhưng sau đó ông cũng kịp đậu bằng Thành chung.
    Năm 1949, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm bộ đội Công binh.
    Năm 1950, ông thi đỗ tú tài đặc biệt do Liên khu V tổ chức, được cử tới Hà Tĩnh để tiếp tục học. Từ Quảng Nam phải đi bộ theo đường núi hơn một tháng rưỡi, nhưng khi đến nơi, thì ông quyết định bỏ học để quay ngược trở về quê, để đi chăn bò trên vùng rừng núi Trung Phước.
    Năm 1952, ông trở ra Huế thi tú tài 2 ban Văn chương. Thi đỗ, ông vào Sài Gòn ghi danh học Đại học Văn khoa. Tuy nhiên, theo T. Khuê thì sau khi nhìn danh sách các giáo sư giảng dạy lại, ông quyết định chấm dứt việc học và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục
    Năm 1965, nhà ông bị cháy làm mất nhiều bản thảo của ông.
    Năm 1969, ông "bắt đầu điên rực rỡ" (chữ của Bùi Giáng). Sau đó, ông "lang thang du hành Lục tỉnh" (chữ của Bui Giáng), trong đó có Long Xuyên, Châu Đốc...
    Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng).


    Tác phẩm:
    Theo thống kê chưa đầy đủ, tác phẩm của Bùi Giáng có (tạm phân theo thể loại):


    Tập thơ:
    Mưa nguồn (1962)
    Lá hoa cồn (1963)
    Màu hoa trên ngàn (1963)
    Ngàn thu rớt hột (1963)
    Bài ca quần đảo (1963)
    Sa mạc trường ca (1963)
    Sa mạc phát tiết (1969)
    Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
    Rong rêu (1995)
    Đêm ngắm trăng (1997)
    Thơ Bùi Giáng (Montréal, 1994)
    Thơ Bùi Giáng (California, 1994)…
    Mười hai con mắt (2001)
    Thơ vô tận vui (2005)
    Mùa màng tháng tư (2007)


    Nhận định:
    Nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan
    Nhận xét về Lục Vân Tiên
    Nhận xét về Chinh Phụ Ngâm và Quan Âm Thị Kính.
    Nhận xét về truyện Kiều và truyện Phan Trần.
    Tất cả đều được xuất bản năm 1957.


    Giảng luận:
    Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
    Giảng luận về Chu Mạnh Trinh
    Giảng luận về Tôn Thọ Tường
    Giảng luận về Phan Văn Trị
    Tất cả đều được xuất bản năm 1957-1959.


    Triết học:
    Tư tưởng hiện đại (1962)
    Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại I và II (1963)
    Sao gọi là không có triết học Heidgger? (1963)
    Dialoque (viết chung, 1965)


    Tạp văn:
    Các sách xuất bản năm 1969, có:.
    Đi vào cõi thơ
    Thi ca tư tưởng
    Sa mạc phát tiết
    Sương bình nguyên
    Trăng châu thổ
    Mùa xuân trong thi ca.
    Thúy Vân
    Các sách xuất bản năm 1970, có:
    Biển Đông xe cát
    Mùa thu trong thi ca.
    Các sách xuất bản năm 1971, có:
    Ngày tháng ngao du
    Đường đi trong rừng
    Lời cố quận
    Lễ hội tháng Ba
    Con đường ngã ba-Bước đi của tư tưởng…


    Sách dịch:
    Các sách xuất bản năm 1966, có:
    Trăng Tỳ hải
    Cõi người ta
    Khung cửa hẹp
    Hoa ngõ hạnh
    Othello
    Các sách xuất bản năm 1967, có:
    Bạo chúa Caligula
    Ngộ nhận
    Kim kiếm điêu linh
    Các sách xuất bản năm 1968, có:
    Con đường phản kháng
    Mùa hè sa mạc
    Kẻ vô luân
    Các sách xuất bản năm 1969, có:
    Nhà sư vướng luỵ
    Ophélia Hamlet
    Hòa âm điền dã
    Các sách xuất bản năm 1973 và 1974, có:
    Hoàng tử Bé (1973)
    Mùa xuân hương sắc (1974)...
    Hiện nay, nhiều tác phẩm của ông đã và đang được tái bản và xuất bản trong và ngoài nước.


    Đánh giá:
    Trước và sau năm 1975, đã có nhiều bài viết về ông và sự nghiệp văn chương của ông. Ở đây chỉ trích giới thiệu thêm ý kiến của nhà nghiên cứu T. Khuê được in trong Từ điển văn học (bộ mới):
    Bùi Giáng viết rất nhiều, nhưng những gì còn lại chính là thơ. Thơ ông, ngay từ thuở đầu đã rong chơi, lãng mạn, tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ sinh tồn, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất khía cạnh dục tình khép mở của Hồ Xuân Hương...Từ Nguyễn Du, ông tạo nên một môtip bạc mệnh hiện đại, có màu sắc siêu thực qua tính cách tạo hình, có chất hoang mang của con người bất khả tri về mình, về người khác trong cuộc sinh tồn hiện hữu...
    Bùi Giáng đã tái dựng lục bát trong bối cảnh mới của thời đại hiện sinh. Nguồn thơ của ông phát tiết trong khoảng thời gian ngắn, chỉ hai năm 1962-1963 đã có tới 6 tập thơ…Chuyện hạ bút thành thơ của ông được xác định như là một hiện tượng độc đáo…Tuy nhiên bi kịch của Bùi Giáng là ông lập lại chính mình, ngay cả trong thơ, cho nên những hình ảnh đẹp, những tư tưởng tân kỳ, nhiều khi được dùng lại nhiều lần trở thành sáo và vô nghĩa...
    Nhưng dù sao chăng nữa, ông cũng đã tạo được một mẫu ngông thời đại, sáng tạo một kiểu say sưa, chán đời của thế kỷ 20, khác với Nguyễn Khuyến trong thế kỷ 19 hoặc Tản Đà ở đầu thế kỷ 20.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/10/15
  3. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Đã đọc Hoàng Tử Bé của Bùi Giáng dịch. Cái giọng văn trong thuần, hóm hỉnh ấy thật đặc sắc.
    Một bản dịch quá đáng yêu.:)
     
    laithanhtuan and TrongNghia like this.
  4. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    Du tử ơi, trước đây có người hỏi và tôi đã trả lời “….từ hồi bé, tôi rất ham đọc (ham học, ham dạy, ham đọc, ham đi, ham…nghĩ lại mình qúa là người tham lam!) Tủ sách riêng của tôi mấy nghìn quyển sách nên người ngòai nhìn vào thấy nhà quá bề bộn bê bối (Tôi lại thấy nó bề bộn thân thương). Tôi thích rất nhiều quyển (lại tham lam!!). Chúng cho tôi nhiều điều hay, nhiều tận cùng rung động và nỗi hạnh phúc tuyệt vời. Quyển sách tôi thích nhất là Le Petit Prince của văn hào Pháp Saint-Exupéry (Hà Mai Anh dịch là Cậu hoàng con, thi sĩ dị thường Bùi Giáng dịch là Hòang tử bé)”

    ...................
    Cõi đời thực ảo la cà,
    Giữa lòng phố thị nhớ hoa núi rừng.
    Đi hoang chẳng chút chồn chân,
    Một lời đồng cảm dặm trần sướng vui, (Thơ LTN)
     
  5. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Cháu thấy dịch là Hoàng Tử Bé hay hơn Cậu Hoàng Con. Mà Mai Anh có lẽ là người Bắc nhỉ. Cái cách dùng từ thật đặc trưng. :)
     
  6. quangtuyen89

    quangtuyen89 Mầm non

    xin file cuốn "Con đường ngã ba-Bước đi của tư tưởng…"
     
  7. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 9

    Bề bộn thân thương...chữ dùng hay quá đỗi...Sách cho ta sự an toàn...không phản bội...lâu lâu đem sách ra phủi bụi..ngắm nghía..
     
  8. huonggiang06

    huonggiang06 Mầm non

    hello, cho mình hỏi ai có ebook cuốn Sa mạc phát tiết có thể cho mình xin file không ạ? mình cảm ơn!
     
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này