Ứng dụng Bí mật và thực tế về tự kỉ ám thị - Émile Coué

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi huydatvns, 29/7/23.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. huydatvns

    huydatvns Lớp 7

    [​IMG]

    BÍ MẬT VÀ THỰC TẾ VỀ TỰ KỈ ÁM THỊ
    —★—
    Nguyên tác: Self Mastery Through Conscious Autosuggestion & The Practice of Autosuggestion
    Tác giả: Émile Coué
    Dịch giả: Trần Khánh Ly
    Thể loại: Tâm lý
    Bản quyền: Bách Việt
    NXB: Phụ nữ VN
    Năm xuất bản: Vn2020
    —★★★—​
     

    Các file đính kèm:

    Bichthuy90, quan286, Kadence and 20 others like this.
  2. huou_

    huou_ Lớp 1

    Đọc quyển này để biết thêm chút về hiệu ứng giả dược và tự kỷ ám thị thôi. Còn kiến thức tác giả đưa ra chính xác đến đâu thì không dám bàn sâu.

    Phương pháp mà tác giả đề xuất thì đọc như truyện kì ảo vậy, tất nhiên là rất khó kiểm chứng.

    Không khéo thì đọc xong coi chừng lòng vòng ngoài đường Nguyễn Huệ, vừa đi vừa hú hét "Tôi sẽ kiếm một triệu đô trong một năm nữa..." như mấy thanh niên năm nào :D

    Có quyển 2 nữa, mình chưa đọc, và sẽ không đọc.
     
    xuongxau and amylee like this.
  3. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    • Tác giả cuốn sách Émile Coué sinh 1857, chết 1926. Sách viết 100 năm trước đặc biệt về tâm lý học khả năng rất cao là bị lỗi thời và sai. Về khoa học nói chung thì trong khoảng 100 năm gần đây thì có nhiều tiến bộ vượt bậc và rất nhanh. Nên muốn tìm hiểu vấn đề gì thì nên tìm cuốn nào mới để đọc. Vấn đề tự kỷ mình nhớ gần đây quan điểm thay đổi rất nhiều.
    • Dẫn Freud để làm uy tín cho sách tâm lý thì sai lầm rồi. Freud đúng là có một số đóng góp rất quan trọng cho ngành tâm lý học, nhưng phần lớn những thứ ổng bày ra là ngụy khoa học :v
    • Tony Robbin cũng nhiều vấn đề ba chấm lắm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/7/23
    quynhan1910, tathanhdinh and amylee like this.
  4. huou_

    huou_ Lớp 1

    Bệnh tự kỷ và tự kỷ ám thị khác nhau mà nhỉ?
    Trước rảnh rỗi cũng mò xem Tony Robbin có phốt gì không, phát hiện cũng nhiều chuyện hay :D
     
    amylee thích bài này.
  5. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Đọc thấy tên Napoleon Hill và Tony Robbin thì hơi tụt mood. :D
     
    amylee thích bài này.
  6. chuongnguyentd

    chuongnguyentd Lớp 12

    Có bác nào đã từng đi thôi miên hồi quy chưa, chia sẻ với mọi người. Như của tác giả Brian Weiss hay Dolores Cannon đó. Mộng du có được xem là một kiểu tự kỷ ám thị không nhỉ?
     
    amylee thích bài này.
  7. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Đọc như góc nhìn lịch sử và khảo cứu thôi chớ mod, với phong trào gán nhãn ngụy khoa cho Freud chủ yếu dựa trên tư duy xét lại và tinh thần chống đối mạnh với một số học thuyết cực đoan của ông vẫn được nhiều môn đồ bảo vệ - Freud sai rất nhiều nhưng việc áp đặt ngụy khoa học cho Freud là rất tệ.

    Những việc đưa các phương pháp nghiên cứu tâm lý trở nên "khoa học" (trong khía cạnh thời điểm lịch sử của nó) rất khó khăn và Freud cực kỳ ám ảnh với điều ấy. Làm thế nào để cân bằng những ý tưởng và chủ nghĩa khoa học khi nghiên cứu tâm lý, làm thế nào những ám ảnh "khoa học" không cản trở việc giúp đỡ các con bệnh đang đau khổ, những cạnh tranh chỉ trích đố kỵ nhau trong ngành.. Thực tế là các nhà tâm lý học hàng đầu hiện nay đã chạy trốn rất nhiều vấn đề, sử lảng tránh là điểm mù đối với những người tiếp cận thứ cấp như chúng ta và các con bệnh thì vẫn đang đau khổ.
     
    lamtuquyen, Wanderman and amylee like this.
  8. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Í cảm ơn bạn. Mình bị sai rồi :)) Đọc hấp tấp quá.

    Bạn cứ nói chuyện với mình như mem bình thường thôi :D
    Mình đồng ý với bạn là "phong trào gán nhãn ngụy khoa cho Freud chủ yếu dựa trên tư duy xét lại" vì 100 năm trước người ta vẫn không thực sự rõ "khoa học" hay "phương pháp khoa học" là gì. Tức là Freud không cố ý làm ngụy khoa học và những thứ Freud làm vào thời điểm lịch sử lúc đó được cho là đúng, nhưng dưới góc nhìn khoa học hiện đại thì là ngụy khoa học.

    Để đào thêm về vấn đề này thì mình nghĩ cần thống nhất được cái gì là khoa học và cái gì không là khoa học. Mình gợi ý bạn đọc cuốn này Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (do mình đăng). Trang 12 có nói về Freud và tại sao Karl Popper xem thuyết phân tâm học của Freud là ngụy khoa học. Mình cũng thích cái video này của Ted-Ed.

    Việc nghiên cứu về tâm lý học bản thân của nó có nhiều trở ngại so với các môn khoa học tự nhiên như hóa, lý, sinh vì yếu tố tâm lý con người không thể dễ dàng làm thí nghiệm được. Nhưng cái nào phỏng đoán thì phải nói rõ là phỏng đoán chứ không thể gắn nhãn khoa học lên hết được. Freud mở đường cho liệu pháp phân tâm nhưng mình nghĩ đây không phải là một liệu pháp khoa học. Cùng với liệu pháp này là rất nhiều các liệu pháp tâm lý khác theo nhiều trường phái tâm lý khác nhau theo mình biết là không có cơ sở khoa học gì và hiệu quả của các liệu pháp này rất nên được kiểm chứng lại lại. Cần nói rõ là việc một liệu pháp có hiệu quả hay không là một chuyện độc lập và không cần dựa trên việc liệu pháp đó có cơ sở khoa học hay không. Nhưng hình như phần lớn liệu pháp tâm lý thường không tốt hơn giả dược bao nhiêu hết?
     
    amylee thích bài này.
  9. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Tâm trí nhạy cảm với quá trình chữa bệnh giống như hạt lượng tử nhạy cảm với phép đo vậy.

    Nhưng trước tiên mình muốn nhấn mạnh vấn đề là con bệnh thì đang đau khổ còn họ (những người yêu khoa học như Karl Popper) thì chỉ trích nhau ... như cách mà mọi thứ trở thành là bệnh viên tâm thần tw nước ta giống như một nơi nuôi con bệnh vậy, mình không chắc tỷ lệ chữa khỏi là bao nhiêu, có đáng để ý hay không.

    Nhưng khi bạn thôi yêu khoa học, quan tâm nhiều đến con bệnh và các vấn đề trị liệu sẽ nhận ra con bệnh không thể chờ tình yêu khoa học được. Như mình đã nói về hệ thống đào tạo quá ám ảnh về khoa học đã gây ra sự lảng tránh (ở nguồn nhân lực trí tuệ cao) nhiều vấn đề mà hiện tại không có công cụ thực hành nghiên cứu phù hợp.

    Nhưng khác với vật lý, vũ trụ hay các hạt lượng tử dường như vẫn chờ các nhà khoa học khám phá. Còn con bệnh thì đau khổ mỗi ngày.

    Bởi vì đối với vấn đề tâm bệnh việc quá ám ảnh khoa học là một cực đoan tạo hậu quả nên mình muốn đẩy một cực đoan khác là con bệnh mới là điều nên ám ảnh nhưng trong trường hợp này nếu mất đi tinh thần thuần túy của khoa học vẫn gây ra những hậu quả tồi tề dễ tưởng tượng.

    Chí ít với quan điểm mình là chữa bệnh tâm lý nên là một trạng thái ở giữa như là trung đạo giữa 2 mong muốn cực đoan về khoa học và nỗi đau của con bệnh.
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nhân tiện từ tuột mút này bắt nguồn từ đâu hé? Mình hiểu là tuột cảm xúc, nhưng liên quan gì từ mút thì mình chưa hiểu :D
     
  11. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Em cũng ko rõ đâu. Nghe bọn cty nói nhiều quá lâu ngày bị nhiễm nên thuận mồm nói theo thôi.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  12. huou_

    huou_ Lớp 1

    Tâm trạng (mood) và cảm xúc (emotion) có khác nhau mà, nhưng mn vẫn hay dùng như nhau.
     
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tuột tâm trạng? Hoá ra là vậy.
     
    huou_ thích bài này.
  14. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Không hẳn. Nếu về liệu pháp thì mình biết nhiều về Liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive Behavioral Therapy). Một nhánh nhỏ là TEAM-CBT của David D. Burns. Trong TEAM-CBT cảm xúc của bạn được đo đếm rất đều đặn. Không phải theo nghĩa đo đạc tuyệt đối mà là có ý nghĩa trong việc điều trị. Lúc mình tìm hiểu về TEAM-CBT mình cũng ngạc nhiên vì việc đo đếm nhưng nghĩ lại thì mình thấy rất hợp lý. Nếu bạn không đo được thì làm thế nào để bạn biết những thứ bạn làm có hiệu quả hay không?
    Nhờ việc họ chỉ trích nhau mới có tiến bộ của khoa học vũ bão như trong 100 năm qua. Mình đồng ý với bạn việc điều trị tâm thần/tâm lý hiện tại đang có rất nhiều vấn đề và hiệu quả rất thấp. Nhưng có rất nhiều thứ để giải thích cho vấn đề đó, gồm sự yếu kém của nhân viên y tế và một phần không nhỏ là quá trình đào tạo. "Niềm yêu khoa học" không phải là lý do vì nếu họ có niềm yêu khoa học, họ sẽ cần tự hỏi bản thân rằng những thứ mình làm có hiệu quả không, nếu không tại sao vẫn tiếp tục làm như cũ? Mình đổ cho hệ thống điều trị tâm thần/tâm lý yếu kém vì họ không biết bản chất khoa học là gì.
    Mình đồng ý việc "mất đi tinh thần thuần túy của khoa học" có thể "gây ra những hậu quả tồi tề dễ tưởng tượng" nhưng giải pháp đối với mình là nên đưa khoa học đúng cách vào thay vì những thứ khoa học tầm bậy.
     
    Wanderman, amylee and tran ngoc anh like this.
  15. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Cảm xúc như bọt biển, thời gian nguồn lực nghĩ cách đo đạc không phải là rất lãng phí khi các con bệnh thì đang đau khổ mỗi ngày sao. Chính tư duy khoa học cực đoan đã giúp những người như David D. Burns lao đầu vào những thí nghiệm về cảm xúc hành vi như thế mấy chục năm nay mà quên đi nỗi đau hàng ngày của con bệnh, những dạng thí nghiệm hiện tượng học lệ thuộc hoàn cảnh không đi đến được bản chất vấn đề (tất nhiên nó cũng có giá trị chứ không phải không và đây còn là câu chuyện tiếp cận nguồn vốn đầu tư khoa học nữa). Họ sợ những rủi ro và chỉ trích đây chính là ý mình muốn nói ở bình luận phía trên. Bạn có thể xem team của anh Anil Seth đang làm nghiên cứu, mức độ sớm muộn sẽ đi đến việc phỏng đoán hay suy ra được những kết quả của các thí nghiệm hiện tượng học như David D. Burns dễ dàng thôi, nhưng đây có lẽ là chuyện của tương lai:


    Cái mình nói về "Tâm trí nhạy cảm với quá trình chữa bệnh giống như hạt lượng tử nhạy cảm với phép đo vậy" là ý mình về việc ký ức, cảm xúc, tâm lý chúng ta là do tâm tạo, mọi thứ không như quá trình mắt chụp ảnh quay phim ghi vào bộ nhớ rồi có phần mềm trong não xử lý chúng. Ví dụ như ý tưởng ký ức bị kìm nén của Freud trong những thập niên nửa sau thế kỷ trước có những phong trào trị liệu sử dụng rất rầm rộ nhưng hóa ra đa số con bệnh bị bác sĩ vô tình cấy ký ức giả, thậm chí một số tội phạm giả chứng rối loạn nhân cách sau khi được chuẩn đoán trị liệu trở thành tưởng mình thực sự đa nhân cách.

    Mình nhắc rất nhiều về nỗi đau con bệnh đè lên tinh thần khoa học vì họ không chờ đến lúc những người theo chủ nghĩa khoa học áp dụng những công cụ khoa học đáng tin cậy của họ và chữa được bệnh. Mình biết bạn và rất nhiều người rất xem nhẹ các tình trạng của tâm bệnh vì không có nhiều tổn thương thể chất được bộc lộ nhưng sự tồi tệ và đau khổ của họ là rất lớn. Xét theo khía cạnh khoa học một cách nghiêm chỉnh như bạn nói thì họ khác gì dính bệnh nan y đâu. Trong khi vấn đề tinh thần đôi chỉ cần vất đúng cục đá màu đỏ xuống ao là con bệnh hết bệnh rồi đâu cần khoa học gì đâu tại sao vẫn cố áp đặt nhốt họ vào khu vườn nào đó để họ đau khổ đến cuối đời?
     
    Wanderman, amylee and tran ngoc anh like this.
  16. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Có lẽ bạn chưa biết về TEAM-CBT. Cách đo đạc của David D. Burns thời gian làm chỉ tốn 1 phút, chỉ cần giấy và bút, không cần máy móc gì, với mình thì rất xứng đáng để biết người bệnh đang cảm thấy thế nào.
    David D. Burns cho đo đạc cảm xúc của người bệnh chính vì ổng không sợ chỉ trích và ổng muốn chứng tỏ được phương pháp của ổng có hiệu quả. Mình tò mò là bạn ủng hộ phương án/liệu pháp gì và làm thế nào để biết liệu pháp đó hiệu quả?

    Video Ted của bạn là về ý thức (consciousness), một thứ mình không rành. Nhưng ý của video về việc con người tạo ra thực trạng của mình thì mình hiểu. Và TEAM-CBT cũng có một phần về ý này.

    Cần nói rõ lại, TEAM-CBT và David Burns không có đả động gì về triết học ý thức, hiện tượng học, thí nghiệm cảm xúc hành vi v.v…

    Ừm đúng. Đây là hậu quả từ phương pháp của Freud, nhưng do người khác thực hành. Ổng cũng mắc nhiều lỗi thực hành. Nhưng ở mình đang chỉ trích cái lõi lý thuyết của ổng là ngụy khoa học.
    Rồi giờ làm gì?
    Mình đã nói gì để bạn nghĩ là mình xem nhẹ tâm bệnh nhỉ? Còn với bạn thì "vấn đề tinh thần đôi chỉ cần vất đúng cục đá màu đỏ xuống ao"? Cụ thể là gì và nếu phương án dễ như vậy thì tại sao phương án đó không phổ biến?
    Việc nhốt một ai đó mình đồng ý nếu họ là mối nguy hiểm cho người khác hoặc cho chính bản thân họ. Còn lại thì mình phản đối. Như đã nói ở trên, có rất nhiều thứ mình không đồng ý với các cách điều trị hiện nay.
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  17. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Vậy là khoa học khi bạn có phép đo đáng tin về hiệu quả với phương pháp bạn đang có? Và nỗi sợ chỉ trích giam bạn lại trong chừng mực phép đo hiệu quả một cách phù hợp? Okay thôi khi đó là khoa học, mặc dù bản thân khoa học hiện nay hay ít nhất ở Mỹ như mình biết tồn tại quá nhiều vấn đề mập mờ.

    Quan điểm của mình trong trị liệu phương Tây là thành kiến thích nghi xã hội quá mạnh mẽ trong nền tảng văn hóa, một điều là bình thường khi bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi bạn ở trong nó. Khi thành kiến này vẫn còn thì việc trị liệu mãi mãi dở dở ưng.
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  18. huou_

    huou_ Lớp 1

    Mọi người bàn luận hay quá, 2 bạn @hungtk@nhanjkl cho mình chen vào chút :D

    Việc đặt vấn đề về cực đoan khoa học và nỗi đau của con bệnh hay thật, nhưng ví dụ của bạn hungtk mình cảm thấy không thuyết phục lắm.

    Coi video trên ted thì thấy nghiên cứu của Anil Seth cũng chỉ dừng ở mặt hiện tượng, và như cuối cùng tác giả cũng gợi mở để các ngành khác nghiên cứu theo hướng đó thôi.

    Tất nhiên là không thể phủ nhận những ý tưởng trên mặt hiện tượng như Anil Seth. Nhưng rõ ràng là tác giả cũng cần các ngành khoa học khác xác nhận lại ý tưởng này của mình.

    Với mình thì ngay ví dụ về cái tay giả nó đã tự phản bác lại ý tưởng của tác giả. Tác giả chỉ nhìn mặt hiện tượng của việc nhầm cái tay giả, nhưng không nhìn rộng ra việc nhận ra việc "nhầm cái tay giả" cũng là "ảo ảnh" mà tâm trí tạo ra!? Nếu vậy thì giữa hai cái ảo ảnh, bạn sẽ chọn cái nào?

    Vụ này làm mình nhớ lại một video nói về việc sẽ ra sao nếu có một phương pháp khiến con người sống mãi trong "hạnh phúc ảo", có nghĩa là mọi hoạt động của họ đều dừng lại nhưng phương pháp này khiến cho não bộ "tưởng" rằng họ vẫn đang sống một cuộc sống rất hạnh phúc.
    Câu hỏi là nếu người thân của bạn đã mất, bạn có chọn phương pháp này để "thấy" người thân của mình luôn sống không? Và những người thân còn lại của bạn có nên chọn như vậy luôn để "thấy" rằng bạn đang sống bình thường chứ không phải sống trong cái "hạnh phúc ảo" đó không?

    Quay lại vụ cái tay giả, thì đây chính là vấn đề của những người học theo cái gọi là tự kỉ ám thị ở trên một cách máy móc. Có nghĩa là trong ngắn hạn họ vẫn có cải thiện (tin rằng cái tay giả là thật), nhưng xét về lâu dài họ vẫn phải đối mặt với sự thật rằng vấn đề của họ vẫn nằm ở đó (biết được cái tay là giả).

    Vậy nên theo mình ranh giới giữa việc khoa học cực đoan hay cơn đau của người bệnh thực sự rất khó phân định. Nó giống như việc dung hòa giữa việc một người tin rằng thần thánh tạo ra con người và một nhà khoa học không tin điều đó vậy.
    Để có được dung hòa nó cần một nền tảng niềm tin chung, chứ không thể nói một cách đơn giản cái này hay cái kia được.
     
    lamtuquyen, tran ngoc anh and amylee like this.
  19. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Bác đặt câu hỏi này rất hay.
    Kết hợp với ý này thì nó làm nảy sinh một câu hỏi khác. Thế nào là ngắn hạn, thế nào là lâu dài? Nếu có một phương pháp làm cho người ta cứ sống trong hạnh phúc ảo đến tận lúc chết thì sao?
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  20. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Chà, mình gửi cái video ý là về vấn đề "ý thức" (consciousness) cái lâu nay tất cả mọi người đều lảng tránh vì không có công cụ nghiên cứu. Nhóm của anh Anil Seth với sự tiến bộ đa ngành đã đang kết hợp với nhau tìm cách tiếp cận nghiên cứu. Ví dụ cánh tay giả là ví dụ kinh điển rồi nhưng mình vẫn chưa hiếu ý bạn hiểu về ý tưởng của anh ấy thế nào hay về cánh tay và sự tự phản bác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bác đọc thêm tiểu luận ngắn này, một bài giới thiệu nhiều chữ và rõ ràng hơn video Ted. Trong này có lẽ vì tiếp cận được hướng giải quyết về ý thức nên anh ta chê luôn các các nghiên cứu hiện tượng học (ow the brain (and body) gives rise to perception, cognition, learning and behaviour) là bài toán dễ, tất nhiên anh ta gãi đúng chỗ khó chịu đối với thời gian đọc tài liệu tâm lý học trước đây của mình và chính bản thân mình đi vào cách tiếp cận của Đức Phật dậy cũng mới quay lại chê thôi :D
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này