Chắc chắn rằng không bản dịch Tam Quốc Diễn Nghĩa nào được in đi in lại nhiều bằng bản dịch của Phan Kế Bính (PKB). Nhiều người cũng công nhận tính nghệ thuật, cách hành văn trau chuốt của bản dịch này. Tuy nhiên, không gì là hoàn hảo. Nếu đọc kỹ bản dịch này, những ai tinh ý, có vốn kiến thức sâu rộng thì vẫn sẽ phát hiện những sai sót hoặc sự thiếu nhất quán (không rõ là bản dịch gốc hay do bản hiệu đính của Bùi Kỷ). - Chữ Chu/Châu (周): những người có họ này như Chu Thương, Chu Du, Chu Trị, Chu Tuấn... thì chỉ mỗi Chu Du là PKB dùng chữ Chu, còn lại thì dùng Châu. - Chữ Phụng/Phượng (鳳): trong khi tên người là Dương Phụng nhưng tên đình lại là Phượng Nghi. - Dịch thơ hay đề từ nhiều chỗ không hay, đọc lên nghe hơi "cụt hứng". Như đề từ hồi 39: "Thành Kinh Châu, công tử ba lần cầu kế. Gò Bác Vọng, quân sư bắt đầu dùng binh". Đã dùng từ Hán Việt là "cầu kế" (xin kế) thì nên dùng "dụng binh" (thay vì "dùng binh"). Hồi 5: thay vì "... ba ông đánh Lã Bố" thì dùng "tam anh chiến Lã Bố" nghe nó kiêu hùng hơn... Nói chung là còn khá nhiều chỗ bản thân mình (ý kiến cá nhân) chưa hài lòng lắm. Mời mọi người đóng góp ý kiến.
, đương nhiên là đọc bản dịch của người khác (nếu mình có khả năng dịch) giống như đọc văn của người khác (nếu mình có khả năng viết văn) đều có chỗ này chỗ kia không đồng ý hoặc thấy có thể sửa được. Mình cũng là dân dịch này dịch nọ kiếm ăn qua ngày mà nhiều khi đọc lại "tác phẩm" của mình còn thấy phát ngượng, kể cả đã qua nhiều lần hiệu đính và chỉnh lý.
Hồi mấy chục năm trước mình đọc bộ TQDN 2 quyển in trước 75 trong Nam, không rõ của dịch giả nào nhưng dịch thơ tuyệt hay, có nhiều từ để Hán Việt nên nghe có âm hưởng cổ cổ đã lỗ tai. Sau này mua bản của Phan Kế Bính và bản của Tử Vi Lang (phải hông ta, hay là Thái Thứ Lang ?) dịch thơ đều không bằng. Mình thuộc cả loạt thơ trong bản dịch không rõ của ai đó, ai hay xin cho biết nha: TRIỆU TỬ LONG Uy danh lừng Trường Bản Hán Thủy vẫn chưa giảm Xung trận đã anh hùng Phá vây càng dũng cảm Gây quỷ khốc thần kinh Khiến trời sầu đất thảm Thường Sơn Triệu Tử Long Một thân đầy can đảm ! Thường Sơn có đại tướng Trí dũng sánh Quan Trương Công cán nơi Hán Thủy Thịnh danh tại Đương Dương Hai phen phò ấu chúa Một dạ tưởng tiên hoàng Thanh sử nêu trung liệt Đời sau thấy cũng thương QUAN VÂN TRƯỜNG Phong vàng niêm ấn bỏ Tào man Bươn bả tìm anh vượt dặm ngàn Xích Thố vó tung ngàn vạn dặm Thanh Long chém tướng vượt ngũ quan Tấm lòng trung nghĩa mù trời đất Chí khí anh hùng nhất thế gian ... ... TRƯƠNG DỰC ĐỨC Ngày trước xăn tay đánh đốc bưu Hoàng Cân dẹp loạn giúp nhà Lưu Hổ Lao mắng giặc thành rung chuyển Trường Bản ngăn binh nước ngược cầu (khoái 3 chữ "nước ngược cầu" !) Nghĩa phục Nghiêm Nhan an cõi Thục Trí hơn Trương Cáp định Trung Châu Thù anh chưa trả mình đà thác Đất Lãng ngàn thuở cỏ úa sầu VIÊN THIỆU Bốn đời khanh tướng lập công danh Thuở bé hiên ngang sức vẫy vùng Gia khách ba ngàn trang tuấn kiệt Binh hùng muôn vạn khiến người kinh Mặt hùm gan sứa công không toại Võ phượng lòng gà nghiệp chẳng thành Đau xót cuộc đời vừa nhắm mắt Tương tàn cốt nhục việc đao binh (mấy chữ "mặt hùm gan sứa, võ phượng lòng gà" nghe rất hay nhưng nói Viên Thiệu thế thì cũng tội, ông này cũng oai hùng phết, chẳng qua lúc đi Sea Games lại không đúng điểm rơi phong độ) Còn bài thơ về Tôn Sách chỉ nhớ là rất hay mà sao không nhớ được thế nào.
Bản dịch TQDN của PKB, cụ Bùi Kỷ hiệu đính mà mình đọc thì đều thống nhất dùng Chu mà: Chu Thương, Chu Trị, Chu Tuấn, hổ oai tướng quân Chu Nhiên của Đông Ngô, ... Chắc tại 2 cụ người Bắc, mà tên Phượng thường gắn với nữ nhân chăng? Như Lã Bố Lã Phụng Tiên thì không sao, Lã Phượng Tiên sao giống mấy em ca kỹ quá
Tùy bản in năm nào vì 1 số bản giữ nguyên so với bản in đầu sẽ có lỗi này, những bản có biên tập lại sẽ đồng nhất hơn.