Ném con mua lòng tướng Nếu Tào Tháo đặc trưng bởi điệu cười gian hùng, thì hình ảnh ấn tượng nhất về một Lưu Bị "anh hùng đời nay chỉ có Tháo này và sứ quân mà thôi" có lẽ là lúc ném con mua lòng tướng. Người Tàu có câu "hổ dữ không ăn thịt con", Lưu Bị dẫu sao cũng là người thường, ăn cơm uống nước, lẽ nào không có chút tình cảm? Dường như lâu nay mọi người vẫn cho rằng đây là một màn diễn hay nhất của Lưu Bị. Ngày trước mình cũng nghĩ thế, tuy nhiên gần đây có một chút đổi khác. Một màn diễn chỉ đạt tới đỉnh cao khi diễn viên "nhập" mình vào vai nhân vật. Một người tỉnh táo lý trí thì khó mà cầm đứa bé đỏ hỏn quẳng xuống đất được, nói chi là con mình. Thế nhưng hoàn cảnh của Lưu Bị khi đó, quân thua, đất mất, tướng tá tan tác chạy trốn chưa rõ sống chết, bản thân mình cũng không biết có qua nổi ngày hôm nay hay không. Người đời vẫn nói, "phù thịnh chẳng phù suy", những câu chuyện của Mạnh thường quân nhan nhản trong sử sách, lẽ nào Lưu Bị lại không biết. Thế mà lúc đó lại có một anh dũng tướng, võ nghệ đã cao mà lại trung thành tuyệt đối, dám xông pha quân Tào để cứu một thằng bé con. Từ góc nhìn của Lưu Bị mà nói, ngày hôm đó bên cầu Trường Bản, Triệu Vân tuyệt đối có giá trị hơn A Đẩu. Lưu Bị chính là nhân vật hết sức cổ xúy cho cái tư tưởng "anh em như tay chân, bạn bè như quần áo", nổi tiếng với tài bỏ vợ con chạy lấy thân mình, thì có lẽ một thằng nhóc A Đẩu đang quấn tã chưa phải là vấn đề lớn của Lưu Bị lắm? Dường như, hành động ném con của họ Lưu, có chút gì đó thật lòng? Dù là một sự thật lòng đầy toan tính ..
chủ đề hay, mà type chắc mất nhiều thời gian. Anh chị em thích Tam Quốc thì nêu lên 1-2 điểm muốn bàn luận, rồi mọi người tham khảo, hẹn hôm nào cafe chém cho sướng chớ Tam Quốc mà đem bàn, tranh luận chắc type cả ngày... Mình thích bàn đến cái hay của Tào Tháo, Lữ Bố; bàn đến cái dở của Khổng Minh, Quan Vũ...
Bạn nên xét sự việc diễn ra ở thời nào ứng với quan điểm sống của thời đó thì sẽ thú vị hơn. Về việc Lưu Bị ném con thì mình cho đó là hành động bột phát không có tính toán. Hậu quả không tốt của hành động đó rất tai hại. Cái lợi mà mọi người thường hay nhắc tới đó là "mua lòng tướng" thực ra không cần làm với những con người dạng như Triệu Vân, Quan Công,... cái hại vô cùng lớn của hành động đó là làm cho thằng cu A Đẩu bị chấn thương, sau này có lớn mà không có khôn.
Mình không nghĩ thế. Đúng là với dạng Quan Vũ Triệu Vân thì có lẽ chẳng cần mua lòng, nhưng đó là chúng ta hai ngàn năm sau nhìn lại. Lưu Bị lúc đó thì sao? Ai dám chắc anh em huynh đệ không phản mình? Những chuyện lật lọng chém giết từ thời Xuân thu tới Tam quốc, hẳn Lưu Bị cũng thuộc lòng chứ? Thêm nữa, ném con chẳng phải mua mỗi một lòng Triệu Vân, mà còn bao nhiêu quân tướng xung quanh. Tất nhiên Bị chỉ có một thằng ku Đẩu, cũng chỉ có một anh Vân xông pha, chứ nếu có nhiều con thì chắc cũng ném vài lần rồi. Một con người như Bị khó mà nói là bột phát ném con (bột phát chém tướng thì có thể - con người mà). Lúc đó quân tướng tan tác, sĩ khí sụt giảm, nếu không có một hành động gì "chấn động" thì sự rã đám e là khó tránh khỏi.
Vì vậy về sau thục đại bại mà vua thục thời a đẩu có được tốt đâu.nghe theo hoạn quan Gửi từ Redmi Note 3 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
Mình thấy quan vũ trượng nghĩa thật nhưng vẫn có lòng đố kị. Gửi từ Redmi Note 3 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
Mình cũng đồng quan điểm trên. Dùng những thành phần có tính đố kịp thể hiện rõ ra như Quan Công là rất mệt. Theo các bạn thì trong bộ truyện này ai là đối thủ nhất của Khổng Minh?
Hihi đúng rồi. Khổng Minh mà tấn công thì duy chỉ có Tư Mã Ý là chặn được (nhưng không phản công được Khổng Minh). Tư Mã Ý là nhân tài về ẩn mình chờ thời và phòng thủ.
Mỗi người sinh ra trên đời này có một hoàn cảnh (thế) khác nhau, Khổng Minh trong cảnh quân ít, đất ít như vậy mà chia ba thiên hạ cũng là giỏi rồi. Các bạn đọc đoạn Khổng Minh ra quân trận đầu sau khi Lưu Bị cùng hai em tới mời sẽ thấy biểu tượng cho trí tuệ của Trung Hoa thế nào. Mới đầu hai ông em còn nghi ngờ đứa trẻ ranh Khổng Minh, sau khi Khổng Minh điều động chú này đến chỗ này, chú kia đến chỗ nọ, rồi cứ thế cứ thế, còn anh ngồi nhà uống rượu chờ các chú về mở tiệc,... Một màn ra mắt quá tuyệt vời.
Đánh với anh Minh Mẫn nếu ko tham ko nóng, đánh cờ thủ thì đố ảnh làm gì được. Có điều Tướng nào mà chả có tính đó, cộng thêm tàn cuộc mới biết anh Minh Mẫn cao tay, đánh giá đúng thực lực anh Minh thì khó thua. Ngụy, Ngô binh đông mà hay bấn xúc xích nên anh Minh có đất dụng võ. Biết người biết ta trăm trận không bại.
Tất nhiên rồi, không có anh Minh thì Lưu Bị cũng chỉ là một tay Công Tôn Toản là hết (có khi chẳng được bằng)