Trước khi sự phổ biến của internet và công nghệ số, các hãng đĩa truyền thống kiểm soát hoàn toàn quá trình sản xuất, phân phối và tiếp thị âm nhạc. Tuy nhiên, khi Napster xuất hiện, một dịch vụ chia sẻ file âm nhạc qua mạng, người dùng có thể tải xuống và chia sẻ miễn phí hàng triệu bài hát một cách dễ dàng. Điều này gây ra một cú sốc lớn cho ngành công nghiệp âm nhạc truyền thống. Các hãng đĩa truyền thống ban đầu phản đối mạnh mẽ việc chia sẻ file âm nhạc qua Napster. Họ coi đây là một hành vi vi phạm bản quyền và gây thiệt hại lớn đến doanh thu của họ. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng việc từ chối thay đổi và không đáp ứng nhu cầu của thị trường là một sai lầm. Sự phổ biến của Napster và các dịch vụ chia sẻ file âm nhạc tương tự đã khiến người tiêu dùng có được khả năng truy cập vào âm nhạc một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này đã tạo ra một sự chuyển đổi về cách mọi người tiếp cận và tiêu thụ âm nhạc. Các hãng đĩa truyền thống đã bị đẩy vào tình thế buộc phải thay đổi. Các hãng đĩa truyền thống sau đó đã phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình để thích ứng với thực tế mới. Họ phát triển các dịch vụ trực tuyến như iTunes, Spotify và Apple Music để cung cấp âm nhạc theo yêu cầu cho người tiêu dùng. Bằng cách này, họ đã nhận ra rằng việc cung cấp dịch vụ tiện lợi và linh hoạt hơn có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Tương tự, trong ngành xuất bản sách và sách ebook, việc không chịu chiều theo nhu cầu của thị trường - như một số dịch vụ và các hãng xuất bản vẫn không chịu bán ebook cho những người muốn đọc trên Kindle, Kobo - có thể đẩy họ vào thế khó khăn. Với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng ngày càng mong muốn có khả năng tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng với sách điện tử, muốn được đọc trên bất cứ thiết bị nào tùy thích, cũng như có khả năng tương tác và trải nghiệm trước khi mua. Các hãng xuất bản và nhà bán lẻ sách ebook cần nhìn nhận rằng việc thay đổi và cung cấp các tính năng và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường là cần thiết. Nếu các hãng xuất bản và nhà bán lẻ không thay đổi và không chịu chiều theo khách hàng và nhu cầu của thị trường, họ có thể đối mặt với nguy cơ bị lạc hậu. Các bạn nghĩ sao? Rồi thì chúng ta có thể có được sách mới để đọc trên Kindle chứ?
Mình là bên xuất bản mà mọt sách đòi ebook để đọc trên kindle có khi khóc trôi cả quả đồi. Hôm sau thì tay bị tay gậy thôi.
Mình thấy bằng cách nào đó thì vẫn lên tve-4u thôi sớm thì scanned ebook, "text from waka book", rồi sau đó một thời gian là sách các bạn member khổ công làm vì thấy hay muốn chia sẻ ... Mình có câu hỏi dốt là thay vì cuối cùng cũng thế thì đưa lên Amazon Kindle store, audible, Kobo store...
Ý kiến của mình thì Nhà xuất bản nên có cách quản lý eBook chứ không nên hạn chế thiết bị đọc. Gợi ý của mình là mỗi máy đều có số mã, chỉ người mua eBook và số máy đó mới có thể mở eBook đọc được, cũng không thể gửi file đó đi (cái này mình không biết IT làm được không hoặc đã làm mà mình không biết). Và eBook giao diện phải đẹp và ít lỗi mới hấp dẫn người đọc bỏ tiền túi. Chứ mình thấy waka giao diện không đẹp, nguồn sách ít và còn sót chính tả nhiều, còn các nhà khác thì mình không biết. Và giá eBook nên rẻ như hạt dẻ để cho người tiêu dùng quen dần việc mua eBook từ Nhà xuất bản. Tất cả điều này cần một liệu trình dài, mình nghĩ thế. Tới lúc đó chúng ta chuyển sang số hóa các sách hiếm, cũ, bàn luận về nội dung sách, cũng như chia sẻ các thông tin liên quan v.v.
Bạn đánh giá tve-4u cao quá. Lượng ebook member tve-4u làm ra hàng năm chỉ như mấy hạt thóc rơi vãi thôi, không thấm tháp vào đâu. Căn cứ vào link này: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Như vậy là riêng năm 2022, số đầu sách có thể làm ebook là: 50% x 32600 = 16300 Hiện nay tổng số ebook (scanned pdf, epub...) xuất hiện trên tve-4u trong 1 năm chắc loanh quanh 50-100 cuốn, mà lại còn là sách cũ. --> lượng sách giấy bị "rò rỉ" là không đáng kể.
- Nói chung ở nước chúng ta vẫn kiểu hãng nào viết app riêng của hãng đó. Vừa độc quyền, vừa dễ làm bảo mật hơn. - Muốn đọc thì phải đọc trên các thiết bị “không thân thiện với mắt”. (ở thời điểm này thì Máy đọc sách chạy android khi mở các app này chưa ổn lắm) - Hy vọng nhà xuất bản hay tác giả họ bán sách trên amazon, kobo thì sẽ tốt hơn. note: Năm 2019 mình có mua likebook, vì ham máy chạy android, sau đó phải quay lại kindle cho dễ dùng
Mình thấy audio book cũng tiềm năng và quản lý bản quyền có vẻ cũng dễ hơn. Ở VN, Fonos có vẻ đang làm khá ổn. Nhìn hành vi và thói quen người dùng có khi chừng 10 năm nữa thị trường audio book lớn hơn thị trường ebook. Ebook thì bắt buộc phải gắn với phần cứng thân thiện với mắt kiểu như Kindle chứ bán trên app riêng đọc trên điện thoại không ổn. Nên chắc hướng ra ít nhiều phải bắt tay với mấy ông làm phần cứng, tiện nhứt là Amazon.
Không ăn thua đâu bạn ơi, ebook Việt lên amazon hôm trước thì hôm sau đầy cõi mạng. Ybook lỗ mấy tỷ, komo, alezaa, kimi ... đóng cửa. Hiện giờ mà làm ebook bản quyền hơi khó lỗ chổng vó, sau này thì chưa biết thế nào.
Bài toán lợi nhuận, thị phần, luật vi phạm bản quyền,... giải được rồi thì đã không có topic này. Chứ ebook nào lên Amazon mà không có đầy cõi mạng. Ý mình về ebook cần gắn với phần cứng thân thiện mắt là dựa trên trải nghiệm người dùng thui, như mình nếu không có lựa chọn nào khác thì chọn mua sách giấy chứ không muốn đọc trên app như waka, đó không phải là lựa chọn lâu dài cho mắt.
Bạn có biết sao xuất bản sách nước ngoài vẫn làm ebook được không? Không hiểu tụi nó làm gì mà mình không làm giống được nhỉ? Tụi nó vẫn mua sách giấy và ebook từ Amazon nhiều hơn là tải trên mạng về?
Mình thấy xây dựng cái luật bản quyền ổn ổn rồi thì mọi thứ sẽ xuôi theo. Ở mình xem phim lậu thoải mái > rạp chiếu phim không phát triển, tải ebook thoải mái > ebook bản quyền không phát triển.. kiểu vậy á.
Riêng ở Mỹ thì mình thấy NXB chẳng cần làm gì vì những lý do như vầy: 1. Ý thức tôn trọng bản quyền của họ rất cao. 2. Mua ebook chỉ tốn có mấy đồng/cuốn trong khi lương của những người hay đọc sách thì phải trên 30$/giờ. Thời gian dành để tìm kiếm sách lậu quy ra tiền thì mua sách cho rồi hihi... 3. Sách chuyên ngành thì giấy hay ebook đều mắc những vẫn phải mua vì mỗi năm họ update liên tục...
-se sẻ ơi là se sẻ. Có lẽ sẻ ở điểm ý thức của họ rất cao thì khá khiên cưởng vì khá cuồng tây, theo tôi thì trên cái thế giới này chả ai không thích "free" cả. Chẳng qua khi vi phạm bản quyền họ phạt nặng nên không ai giám vi phạm, hơn nữa những ebook tiếng anh trên mạng không thiếu vậy có lẽ mấy ông Việt Nam làm hết sao. -Tiếp tôi thấy với kẻ không chuyên IT như tôi thì hầu như sách nào có thể đọc online tôi đều có khả năng đem về tất. Còn ý tưởng về một khóa bản quyền của nhiều bạn nêu trên thì digital rights management-drm đã được nhiều nhà buôn nhà xuất bản làm mà đơn cử tôi biết hiện tại là Waka, còn trên thế giới thì cũng nhiều nhưng hiện tại với phần mềm calibre đều có công cụ gỡ drm rồi. Có lẽ Waka không phổ biến thế giới nên ý thức tôn trọng bản quyển chưa cao dẫn đến khóa drm của họ còn dùng khá tốt. -Tựu trung đến đây tôi lại nghĩ đến một giải pháp khác cho các nxb nói chung là "không nên giữ lối tư duy một cuốn sách cứ phải là có bản quyền vĩnh cửu mà thay vào đó hãy nhìn nhận như một dự án đầu tư và đặt ra giá trị thu về là được"
Một phần Amy nghĩ người đọc họ sợ sách lậu không chính xác như eBook gốc từ Nhà xuất bản. Và eBook từ Nhà xuất bản của họ làm chỉnh chu hơn bên ta nhiều.
Mấy ông Nga ngố leak ấy. Tây lông chắc tính riêng Âu Mỹ trừ Nga ra, mỗi ngày họ thu nhập rất cao so với tiền mua một cuốn ebook, mua vừa nhanh vừa rẻ hơn thời gian ngồi leak ebook ra nhiều lắm, với nếu tính cả có ebook sẵn để tải free thì lại thiếu một số tính năng hữu ích, họ sẽ chọn dịch vụ có sẵn, cung cấp đầy đủ các tính năng đó, tiện lợi hơn. Chính cái phạt nặng mà bạn nói nó tạo nên ý thức bản quyền đó. Ý thức đó không phải ý thức cao đẹp gì, mà chính là ý thức vi phạm sẽ trả giá đắt mà mua thì quá rẻ thì có ngu mới vi phạm. Chút suy nghĩ của mình.
Mình đoán là dân họ có tinh thần tôn trọng bản quyền tốt hơn dân mình. Nghĩa là với không ít người thì cho dù mình có đưa 1 file (drm-free) cho họ, thì họ vẫn từ chối và chọn cách mua đúng file đó từ Amazon, tất nhiên là có gắn drm.
Đúng rồi, tôi biết một bạn, bạn đó cũng ngạc nhiên khi thấy mọi người bỏ cả tuần ra làm 1 ebook, bạn ấy bảo sách bán đầy ra sao không mua luôn để đọc, thời gian 1 tuần đó thì bạn ấy kiếm đủ tiền mua cả tủ sách.
Mình nghĩ có 2 điều đi với nhau. 1. Họ quen với việc trả tiền cho sản phẩm rồi (có thể họ cũng ngại chất lượng sản phẩm pirated không tốt, sợ đi ngược số đông etc). 2. quan trong hơn, họ có chỗ để mua (Kindle store, Kobo store). Cá nhân mình thì cũng quen trả tiền cho sản phẩm nhưng mà chả có chỗ mua, nên mình cứ phải đi tìm, đi google, đi tìm trên tve-4u, đi bẻ khóa book trên waka - với những sách mình muốn đọc trên Kindle. Từ lâu lắm rồi mình luôn trả tiền cho phần mềm (windows, office, parallels, pycharm etc vô số kể), và với sách mình cũng trả tiền (thuê bao amazon audible), nhưng với sách tiếng Việt (ebook) - mình sẵn sàng trả tiền nhưng mà cũng không được. Thực ra mình nghĩ phần lớn mọi người đều trả tiền cho sách được - và tương tự với sách điện tử. Cần các nhà xuất bản mạnh dạn nên mới được.
Trả tiền xong cũng không được sở hữu hoàn toàn, phải bẻ khóa mới sử dụng được trên thiết bị mong muốn (bẻ khóa cũng mất thời gian kha khá, quy ra tiền có khi quá tội giá sách), đây là cái dở nhất khiến người dùng không muốn mua. Thà mua sách giấy còn hơn mua eBook dạng này. Chưa kể giá eBook cũng loạn, chỗ thì bán rẻ, chỗ thì bán không khác giá sách giấy