BA NGÀY Ở NƯỚC TÍ HON Tác giả: Vladimir Levshin Dịch giả: Phan Tất Đắc NXB Văn hóa Thông tin 2001 Scan: TĐH (my.opera.com/tdh2011), Phạm Mạnh Hà(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) Đánh máy: cuongnq (my.opera.com/cuongnq), 4DHN (e-thuvien.com) Làm lại bìa: rockyou (tve-4u.org) Soát lỗi và làm eBook: 4DHN (e-thuvien.com) Toán học dành cho trẻ em, Văn học thiếu nhi, Moscow, 1967 Xin trân trọng giới thiệu các bạn cuốn sách rất thú vị về Số Học của tác giả Vla-đi-mia Li-ốp-sin (Владимир Артурович Лёвшин), ông cũng là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng khác như: Thuyền trưởng đơn vị, Người mặt nạ đen ở nước An-giép... Update: 3.15PM 24-6-2016 - 4DHN thực hiệnNguồn TVE: 4DHN
Tên đó là viết kiểu tiếng Anh, tôi nghĩ là chấp nhận được, ví dụ: về đồng chí Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Tên tiếng Nga của tác giả là Владимир Артурович Лёвшин. Phiên âm qua chữ cái latin phải là Vladimir Lyovshin. Bạn có thể tham khảo ở đây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hoặc trên wikipedia. Mình nghĩ nếu đã làm thì nên làm đúng. Cũng chính vì có thể không đúng khi phiên âm tên riêng nên mình luôn đề nghị ghi thêm cả tên tác giả và tên nguyên tác của tác phẩm theo original.
Как по-русски только можно сказать, либо "Мне вспоминается детство" либо "Воспоминание о детстве"...и так понял ли !
Ngoài truyện này còn truyện Năm anh em AEIOU nữa là những cuốn truyện vừa đọc vừa học mà mình được đọc hồi bé
À, nếu mà dùng chức năng của sigil như hồi nào tôi nói với bạn để tìm thì thôi, bạn không cần chỉ. Cuốn này đúng là chưa dùng chức năng đó, vì hồi làm nó chưa biết cách. Hồi trước tôi cũng soát khá kỹ bằng mắt, nên có lẽ hơi tự tin về sự soát lỗi đó. Bây giờ thấy đúng là còn có lỗi.
Mình vừa đọc xong quyển này, phát hiện bằng mắt thường thôi. Giờ đang đọc quyển "Người mặt nạ đen ở An giép" nên nếu cần mình rà lại sau. Đọc qua rồi lười không muốn xem lại.
Hồi xa xưa người ta đã dùng số La Mã, ngày nay thỉnh thoảng vẫn dùng song song với số Ả Rập. Vậy theo bạn chúng có thể thay thế cho nhau được không?
Không đúng. Tiếng Latin về lý thuyết vẫn có thể dùng để trao đổi như thường, nhưng số La Mã không thể dùng cho phép tính, dù chỉ là lý thuyết.
Nói cho rõ thì số La Mã không tuân theo quy luật của hệ đếm, cho nên không thể dùng để tính toán. Hai hệ đếm được dùng phổ biến nhất hiện nay là hệ thập phân (khỏi cần nói) và hệ nhị phân (dùng trong máy tính điện tử). Còn một hệ đếm khác ít phổ biến hơn là hệ lục thập phân dùng để đếm và tính thời gian: giờ, phút, giây - tương tự cho góc.