Ấu Học Khải Mông - Thế Tải Trương Minh Ký [phần Hán Văn]

Thảo luận trong 'Sách chữ Hán và Nôm - 喃與中文圖書' bắt đầu bởi Ngọc Sơn, 29/1/16.

  1. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    TRƯƠNG MINH KÝ


    Trương Minh Ký (張明記, 1855-1900), hiệu Thế Tải, Mai Nham, là một nhà giáo, báo, nhà văn hóa Việt Nam. Ông thông Hán và giỏi Pháp văn, làm thông ngôn cho nhà cầm quyền Pháp, cộng tác với Trương Vĩnh Ký (cũng là học trò của Trương Vĩnh Ký) trên tờ Gia Định báo, Thông Loại Khóa Trình cũng như viết sách dạy Pháp văn.


    “Nhà giáo, nhà văn, còn có tên là Trương Minh Ngôn, tự là Thế Tài, hiệu là Mai Nham, quê làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 5, TP. Hồ Chí Minh), con ông Trương Minh Cẩn và bà Phạm Thị Nguyệt.

    Thuở nhỏ ông là môn sinh của Trương Vĩnh Ký, khoảng năm 1870-1872 ông cùng Diệp Văn Cương, Nguyễn Trọng Quản là những người Việt Nam đầu tiên được đi du học ở Lycée d'Alger (Bắc Phi) của Pháp, tốt nghiệp về nước ông dạy tại các trường Chasseloup Laubat, trường Thông ngôn và trường Sĩ hoạn tại Sài Gòn. Trong thời gian này ông là cộng tác viên thường trực của Trương Vĩnh Kí cho tờ Gia Định báo. Sau đó ông làm chủ bút báo này từ năm 1881 đến 1897.

    Năm 1889 ông là nhân viên trong phái đoàn của triều đình Huế (chức thông ngôn) đi dự hội chợ đấu xảo tại Paris, sau khi về nước ông vẫn tiếp tục nghề dạy học và báo chí.

    Ngày 11-8-1900 ông mất tại Chợ Lớn hưởng dương 45 tuổi. Trương Minh Ký là một trong những người Việt Nam sử dụng chữ Quốc ngữ sớm nhất trong việc trước tác, nghiên cứu.

    Phần lớn tác phẩm của ông nhằm giới thiệu văn học Việt Nam, văn hóa phương Đông (Trung Quốc) với người Pháp và người Việt ít biết tiếng Việt. Tác phẩm của ông rất nhiều. Gồm:

    - Quốc ngữ sơ giai (Curiol, 1895)

    - Phú bần diễn ca (1895)

    - Ấu học khải mông (1892)

    - Ca từ diễn nghĩa (1896)

    - Chu tử gia huấn

    - Thi pháp nhập môn (1898)

    - Trị gia cách ngôn khuyến hiếu ca

    - Télémarque phiêu lưu kí

    - Chư quốc thoại hội (1891)

    - Như Tây nhựt trình (1888)

    - Chuyện Phang Sa diễn ra Quốc ngữ (1884)

    - Morceaux Choisis (1884)

    - Fénélon (1887), dịch theo thể thơ lục bát

    - Tuồng Joseph (1887)

    - Tây dạy học tiếng Phang Sa và tiếng Annam (1892)

    - Hiếu kinh diễn ca, (Curiol, 1893)

    - Tri gia cách ngôn khuyến hiến ca (1894)

    - Tiểu học gia ngôn (1896)

    - Cổ văn chơn bửu (1896)

    - Phong Thần Bá ấp khảo (1896)

    - Tuồng Kim Vân Kiều (1896)

    - Trương Minh Ký (Premierères enfantines 1898)

    - Hán học tân lương (1899)

    - Tiểu học gia ngôn diễn nghĩa (1899)

    - Câu hát Annam”

    (Nguồn : Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế)
     

    Các file đính kèm:

  2. ncat

    ncat Mầm non

    Bác chơi Hán tự thì em bó tay rồi.
     
  3. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Kho sách chuyên dụng mà Bác. Ai cần thì sử dụng thôi à!
     
    kinhnhieuloc and ncat like this.
  4. ncat

    ncat Mầm non

    He he! Cái này thì em biết. Cũng chỉ chọc bác cho vui thôi, chứ em biết bác là chuyên gia về Hán tự mà. Em với bác đang hợp tác về Quỷ Cốc Tử đấy thôi.
     
    kinhnhieuloc thích bài này.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chắc có người hiểu được sử dụng mà không cần xin phép, không cần ghi nguồn đây. :(
     
  6. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Cảm ơn Bác. Biển học vô hạn. Em có một thời gian đi dạy chữ Hán, em ngộ ra rằng: "Không sợ kẻ mù chữ, chỉ sợ kẻ biết đọc mà như mù".
     
    kinhnhieuloc thích bài này.
  7. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 9

    Tôi đang mò mẫm học lại chữ Hán ở tuổi u60. Bác ưng ý quyến sách (giáo trình) dạy/học chữ Hán nào nhất - xin góp ý. Thành thật đa ta.
     
    cungcung and Đoàn Trọng like this.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bác NS bây giờ hình như bị mất nick rồi. Phải hỏi nick Thái Phác.
    Ngọc Sơn là ngọc trong núi, dù phá ra mà lấy thì nó cũng mất chất ngọc rồi. Thái Phác là ngọc chưa xuất lộ nhé, phác trong chữ chất phác ấy
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/5/20
    kinhnhieuloc thích bài này.

Chia sẻ trang này