Phân tích kinh tế 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam - Đặng Phong

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi anb180, 3/10/13.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. anb180

    anb180 Lớp 7

    image002.png

    Tên sách: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam
    Tác giả: Đặng Phong
    ------------------------------
    Đánh máy: Ptlinh – Trái tim Việt Nam online
    Tạo ebook: Cotyba
    Ngày hoàn thành: 04-02-2007


    Trích:

    Theo các con số thống kê chính thức của Mỹ, thì trong 21 năm (từ năm 1954 đến 1975), Mỹ đã viện trợ cho Nam Việt Nam hơn 26 tỷ đôla. Nhưng ngoài số tiền viện trợ cho ngụy quân và ngụy quyền, Mỹ đã trực tiếp đưa cả quân đội, các bộ máy quân sự, dân sự vào miền Nam. Nếu tính tất cả các loại chi phí, trong hơn 20 năm đó, Mỹ đã bỏ vào Việt Nam khoảng hơn 160 tỷ đôla.

    Hầu như chưa có nơi nào trên thế giới mà Mỹ phải bỏ ra nhiều tiền của và nhiều người như thế.

    Mỹ nhằm mục đích gì ở đây?

    Đó là một trong những vấn đề then chốt để hiểu được bản chất của viện trợ Mỹ, ý nghĩa, tác dụng và hậu quả của nó

    ...

    “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trước đây, khi tiến hành chiến tranh, ta đã học và có được 2 cái “biết” đó. Và ta đã thắng.

    Ngày nay, cả 2 cái biết đó vẫn đều rất cần. Chính những cái thất bại của Mỹ trước đây cũng đã cho Mỹ một bài học. Không biết người và không chịu biết người.

    Hiểu Mỹ, hiểu viện trợ Mỹ sẽ giúp chúng ta giáp mặt với nó chủ động hơn, vững vàng hơn…

    Giáo sư Kinh tế Đặng Phong

    Người viết: cotyba; Nguồn: TVE.
     

    Các file đính kèm:

  2. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Cuốn sách này quá hay. Tuy là lịch sử kinh tế nhưng cũng là lịch sử chiến tranh. Ngay trong cuộc chiến tranh đã mang lại nhiều lợi nhuận cho Mỹ.
    Tiềm năng về kinh tế nếu Mỹ chiến thắng (còn nữa chỉ trích một đoạn)
    Đoạn này thấy quen quen. :p
     
    eta128 and nguyennhut082013 like this.
  3. veith

    veith Mầm non

    Thank bác chia sẻ
     
  4. Hài hước phết. Tiền trên trời rơi xuống nên từ quan đến dân cứ tiêu xài thả ga không lo chi chuyện hết tiền nếu Mỹ còn viện trợ. Xài không biết đếm liên tục có người nhét tiền cho xài như thế bảo sao nhiều kẻ hoài niệm ngày tháng được Mỹ phát tiền cho xài.
    Ôi quan tham, dân gian thi nhau bào tiền, bòn rút của Mỹ làm Mỹ kiệt quệ:thực là một đại công to tát

    Trong nông nghiệp, tác dụng của các dự án rất kém. Ta có thể nêu lên vài năm làm ví dụ. Năm 1964, tổng số viện trợ theo dự án là 52,7 triệu đôla. Trong đó, phần dành cho Bộ cải tiến nông thôn chỉ có 1,22 triệu đôla (hơn 2%). Năm 1972, tỷ lệ đó là 4 triệu đôla trong 72 triệu đôla (độ 3%). Nhìn vào tỷ lệ thấp kém này, có thể hiểu được vì sao nền sản xuất nông nghiệp miền Nam sau 20 năm, vẫn chẳng có sự tiến bộ nào đáng kể. Cái mới nhất trên bộ mặt của nông thôn lại không phải là cái mới trong sản xuất, mà là xe Honda, máy thu thanh và vô tuyến truyền hình bán dẫn, bia chai, nước ngọt, thuốc lá thơm, vải lụa nhân tạo… Các máy bơm chưa đảm bảo tưới nổi 1/10 diện tích nông nghiệp. Máy kéo tuy được quảng cáo nhiều, nhưng trong thực tế, phần lớn diện tích ruộng đất ở miền Nam vẫn phải canh tác bằng cày hoặc cuốc tay. Sự thật đó bày ra trước mắt chúng ta, ngay ở hai bên các con đường quốc lộ hầu như ở tất cả mọi tỉnh. Nhìn chung, diện tích cày máy không quá 20% tổng diện tích canh tác (Theo thống kê của “Nha phát triển nông cơ”, tổng số máy kéo của miền Nam có tới 600 ngàn mã lực. Nhưng chính các viên chức chế độ cũ đã cho biết rằng thực ra, đó chỉ là tính tổng số máy móc đã nhập cảng, trong đó có nhiều máy đã hỏng, ngoài ra, còn có rất nhiều máy kéo được đăng ký nhưng CHỈ CÓ HÓA ĐƠN, KHÔNG CÓ MÁY THỰC. Nhiều người chỉ mua hóa đơn máy, dùng đó làm chứng từ để được vay tiền nông tín cuộc. HỌ CHẲNG CÓ MÁY, CŨNG CHẲNG CANH TÁC. Họ lấy số tiền vay đó để buôn, mở quán bia, tậu Honda…).
     
    machine, eta128 and SCCBAV like this.
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này