Kinh điển 20.000 Dặm Dưới Đáy Biển - Jules Verne (Nguyễn Quân dịch)

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi cuoicaisudoi, 28/8/17.

  1. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    Haivandam.jpg

    20.000 Dặm Dưới Đáy Biển
    Jules Verne, Nguyễn Quân dịch thuật
    Sống Mới xuất bản năm 1973, Saigon.

    Nguyễn Quân là một bút danh khác của dịch giả Mộng Bình Sơn.​

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Heoconmtv, htahta, chis and 7 others like this.
  2. Sách thủa xưa đặt tên nghe ngồ ngộ nhỉ nào là An Đễ Sơn, Nễ Bá Ca, Long Đắc, Phan Úc, Nam Mộ, Côn Sơn...
     
  3. firefox123

    firefox123 Mầm non

    Theo mình hiểu thì ở đây dịch giả dùng tên phiên âm, chiết tự Hán Việt nhằm mục đích cho người đọc dễ đọc, dễ phát âm. Mình trích dẫn lại một đoạn giải thích để bạn tham khảo:
    "Trong Trung văn người ta dùng chữ Hán cận âm để ghi lại nhân danh, địa danh nước ngoài. Người Việt Nam dã vay mượn những tên dịch Trung văn đó, đọc theo âm Hán Việt. Âm Hán Việt hầu hết là bắt nguồn từ tiếng Hán trung cổ thời Đường, cách đây hơn một nghìn năm. Người Trung Quốc ngày nay khi phiên âm nhân danh, địa danh nước ngoài thì lại căn cứ vào tiếng Hán hiện đại. Tiếng Hán hiện đại so với tiếng Hán thượng cổ và trung cổ có sự biển đổi cực lớn. Điều này đãn đến việc nhiều khi tên dịch Trung văn đọc lên bằng tiếng Hán hiện đại còn khá giống với tên gọi nguyên gốc nhưng khi đọc bằng âm Hán Viêt thì lại khác xa một trời một vực.

    Với những nhân danh, địa danh nước ngoài phổ biến được phiên âm gián tiếp qua Trung văn, người Việt Nam có xu hướng cắt ngắn những tên gọi dài để chỉ còn lại một hoặc hai, ba từ đơn. Chẳng hạn như Pháp quốc được gọi tắt là Pháp, Mỹ quốc là Mỹ, Ucs Đại Lợi Á là Úc Đại Lợi hoặc Úc, Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc là Tiệp Khắc hoặc Tiệp, Ý Đại Lợi là Ý vân vân. Hiện nay hầu hết mọi người chỉ dùng cách gọi châu Á hoặc Á châu, châu Mỹ hoăc Mỹ châu, Đức, Nga, Bỉ... chứ ít ai còn gọi là châu Á Tây Á hoặc châu Á Tế Á, châu Á Mỹ Lợi Kiên hoặc châu Á Mỹ Lợi Gia, Đức Ý Chí, Nga La Tư, Bỉ Lợi Thời... "

    Link trích dẫn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Không biết các cao nhân khác còn ý kiến gì bổ sung không nhỉ?
     
    HarryDat and tieungao like this.

Chia sẻ trang này