西厢记 - Tây Sương Ký Một tác phẩm kịch kinh điển của tác giả Vương Thực Phủ, được Kim Thánh Thán xếp thứ 6 trong Lục Tài Tử. Đây là bản truyện tranh đầy đủ, có một số tranh màu khá đẹp. Trước đây đã từng phát hành ở Việt Nam (khoảng 1988-89). Download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Tây Sương Ký, tên đầy đủ là “Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt Tây Sương Ký”. Tác giả Vương Thực Phủ, là một tác gia nổi tiếng viết tạp kịch vào thời Nguyên. Ông là người Đại Đô (nay là Bắc Kinh), cả cuộc đời sáng tác, ông viết được 14 kịch bản, trong đó Tây Sương Ký là một trong tác phẩm tiêu biểu nhất được viết vào khoảng đời Nguyên Trinh, năm Đại Đức (1296-1307).Khi vở kịch công diễn đã được nam nữ thanh niên vô cùng yêu thích, phong là : Tây Sương Ký thiên hạ đoạt mị. Câu chuyện Tây Sương Ký, có nguồn gốc từ tiểu thuyết truyền kỳ thời nhà Đường có tên Oanh Oanh truyện. Chuyện kể rằng có anh thư sinh Trương Hồng ở trong Phổ Cứu Tự, cùng con gái tướng quốc là Thôi Oanh Oanh tình đầu ý hợp. Được sự giúp đỡ của thị nữ Hồng Nương, hai người hẹn gặp ở Tây Sương, Oanh Oanh lấy thân mình thề nguyện trọn đời với Trương Sinh. Sau đó Trương Hồng lên kinh dự thi, được làm quan, lại bỏ rơi Oanh Oanh, tạo thành bi kịch tình yêu. Câu chuyện này đến thời Tống, Kim được lưu truyền rộng rãi, có một số nhà văn, nghệ nhân cải biên câu chuyện thành hát nói và hí kịch. Sau Vương Thực Phổ viết lại Tây Sương Ký dựa vào sự tích luỹ phong phú về nghệ thuật cộng thêm công sáng tác mà thành. Thành tựu lớn nhất của Tây Sương Ký chính là cải biên tư tưởng của kết cục bi kịch trong Oanh Oanh truyện. Đưa tình cảm nam nữ lên trên, phá bỏ lễ giáo tư tưởng phong kiến, trải qua bao cố gắng, tranh đấu để dành được kết quả tốt đẹp. Sự đột phá này đã làm tăng thêm giá trị cho tác phẩm.
Đây là một trong số ít các tác phẩm kinh điển mình được xem kịch tại nhà hát Kịch Hà Nội khi còn nhỏ, hồi đó thích mới chết ))
Có duyên kiếm được bản tiếng Trung của cuốn này, nên làm lại dựa trên text tóm tắt trên mạng (hem phải lời của truyện Tàu nha, tui hem biết tiếng. Còn gốc là hí kịch nhiều thơ văn chữ nghĩa quá ) Mời bà con xem và cho ý kiến nha