Trà phiếm Học cách nhận

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TrinhTrinh, 23/9/15.

Moderators: amylee
  1. TrinhTrinh

    TrinhTrinh Lớp 4

    Thuở nhỏ, chúng ta được dạy phải biết cho đi với sự rộng lượng, nhưng ít khi được hướng dẫn nhận lại một cách ân cần là thế nào. Cho đi bản thân – chia sẻ tài năng, thời gian, tài sản của mình là một kỹ năng sống hình thành rất tự nhiên; nhưng khi được nhận một món quà, chúng ta thường lúng túng và bối rối vì không biết phải đền đáp thế nào hoặc vì thấy mình không xứng đáng. Học cách đón nhận cũng là một nghệ thuật như học cách cho đi vậy, bài học ấy bắt đầu từ khi chúng ta biết mở mắt, lắng tai đón nhận những món quà giản dị dành cho ta mỗi ngày. Nếu ta không biết bày tỏ lòng biết ơn, dù món quà không mấy giá trị, thì ta cũng đã vô tình làm buồn lòng người tặng. Nhận quà với tấm lòng biết ơn sẽ làm cho người khác biết rằng ta rất cảm kích họ.


    Nhiều người thấy không tự nhiên khi nhận quà, nên thay vì trân trọng tinh thần mà món quà ấy mang lại, họ đã đáp lại bằng những lời lẽ vô tình như: “Đâu cần phải thế”. Người ta không nghĩ rằng bản thân việc đáp lại một món quà, một hành động từ thiện, một lời khen bằng sự tế nhị và lòng biết ơn chân thành cũng chính là một món quà. Bày tỏ lòng cảm kích nghĩa là mang niềm vui trao lại cho người tặng quà.


    Tình yêu thương, sự phục vụ, giúp đỡ, giao thiệp hay vật chất khi được trao tặng đều hàm chứa yếu tố cảm xúc và vì vậy chúng làm cho những mối quan hệ thêm khắng khít. Suy nghĩ rằng nhận quà thì phải tuân theo người khác có thể là nguyên nhân gây nên cảm giác khó chịu hay sự mất tự nhiên khi nhận quà. Ta cũng nghe nói nhận quà là một hình thức thể hiện tính ích kỷ, nhưng khi hành động tặng quà xuất phát từ những mục đích tích cực và vô điều kiện, thì việc nhận quà thực ra lại tôn vinh cả người tặng lẫn món quà.


    Ta nên suy nghĩ về bản thân và cảm nhận xem mình xứng đáng hay không rồi mới đón nhận quà tặng. Đừng hạ thấp giá trị tinh thần của nghĩa cử trao tặng hoặc lo lắng phải đáp lại thế nào cho tương xứng. Thể hiện lòng trân trọng không làm ta mất nhiều thời gian. Hãy làm cho ai đó biết bạn thực lòng cảm ơn sự chu đáo của họ, và thường thì một lời “Cảm ơn” giản dị, chân thành cũng đủ để chuyển tải thông điệp ý nghĩa này.


    Cho và nhận đều mang đến hạnh phúc và điều này chính là nền tảng của điều kia. Khi biết cách đón nhận, ta càng cho đi nhiều hơn nữa. Chỉ khi mở lòng đón nhận cả hai thì ta mới có thể trải nghiệm thực sự phép màu của lòng hào hiệp và sự giàu có.
     
  2. TrinhTrinh

    TrinhTrinh Lớp 4

    Không sợ người không hiểu ta, chỉ sợ ta không hiểu người

    Khổng tử nói: “Không sợ người không hiểu ta, chỉ sợ ta không hiểu người”. Đây cũng rất giống cách sống vô ngã của Phật gia—yêu người và không chú tâm vào ta.

    Đây là điều rất quan trọng trong giao tiếp và ngoại giao, và rất nhiều người lầm lỗi. Mình đã gặp nhiều nhà ngoại giao của các nước, và rất nhiều người chú tâm vào làm người khác hiểu nước họ, nhưng không chú tâm vào họ hiểu nước khác.

    Sở dĩ người ngoại giao chuyên nghiệp cũng có lầm lỗi nầy thường xuyên là vì họ tự cao và xem thường nước khác, họ đã có thành kiến là nước kia tồi tệ dốt nát, hay gian ác, và đó là họ đã “hiểu” nước kia. Bây giờ họ chỉ cần nước kia hiểu họ.

    Nhưng với thái độ đầy thành kiến và kiêu căng với nước kia như thế, mình càng cố làm cho người ta hiểu mình, người ta lại càng ghét mình.

    “Hiểu người”, không phải là chỉ “hiểu” với con mắt đầy thành kiến và khinh khi của mình. Hiểu người là “đặt mình vào vị thế người kia”, là “put yourself in the other’s shoes”, là thông cảm, thấu hiểu những tình cảm, những âu lo, những khó khăn của người kia, để hiểu một cách sâu sắc tại sao người ta làm điều người ta làm.

    Hiểu người thực sự là hiểu như hai người yêu nhau hiểu nhau, không phải như hai đại địch “hiểu” nhau.

    Và đương nhiên là muốn hiểu người kia thì bạn phải yêu người đó, có lòng nhân ái với người đó. Tự “đặt ta vào đôi giày của người đó” mà thiếu tình cảm và đồng cảm thì cũng không được.

    Đặt mình vào vị thế của một người khác, là nhìn vấn đề với trái tim, cảm xúc, lắng lo, uất ức, và tư duy của người đó. Và ta chỉ làm thế được nếu ta yêu người đó.

    Quan phải yêu dân thì mới có thể nhìn vấn đề trong vị thế của người dân.

    Lãnh đạo phải yêu thuộc cấp thì mới có thể nhìn vấn đề với con mặt của thuộc cấp.

    Ta phải yêu người mới có thể nhìn vấn đề với con mắt của người.

    “Hiểu người” là hiểu bằng trái tim, không bằng lý luận, nhất là lý luận hơn thua.

    Lòng nhân ái là cánh cửa đưa vào trí tuệ.

    Yêu người và hiểu người luôn đi đôi với nhau. Yêu người sẽ tự động đưa đến hiểu người. Tình yêu luôn luôn là ánh sáng của trí tuệ.

    Và khi ta đã hiểu người thì tự nhiên người sẽ hiểu ta, kể cả khi người có hiểu lầm lúc đầu. Không cần phải cố gắng để cho người hiểu ta.

    Nếu bạn thực lòng yêu người yêu của bạn, vợ/chồng bạn, người ấy không hiểu được bạn sao?

    Nếu bạn thực lòng yêu bạn của bạn, đồng nghiệp của bạn, hàng xóm của bạn, những người ấy không hiểu được bạn sao?

    Yêu người thì tự nhiên hiểu người, và người tự nhiên yêu mình và hiểu mình.

    Điều quan trọng hơn thế là: Nếu tâm ta không vướng bận vào cái tôi của mình, mà cứ lẵng lặng yêu người, hiểu người, làm điều gì ta nghĩ là tốt cho người, không mong cầu gì cho ta cả, thì trời đất thánh thần hiểu ta ngay tức thì. Một tiếng khảy móng tay có thể rung động đến vô lượng thế giới. Một trái tim vô ngã như thế há không làm cho vô lượng thánh thần mỉm cười hay sao?

    Chúc các bạn một ngày hiểu người.
     
    bachbt92, TrongNghia and tran.ngoc like this.
  3. TrinhTrinh

    TrinhTrinh Lớp 4

    Có không còn mất chẳng bận lòng,
    Yêu ghét được thua chẳng mong trông.
    Mở rộng tâm ra lòng thanh thản,
    An vui tự tại dạ thong dong.
     
    langtu and TrongNghia like this.
  4. bachbt92

    bachbt92 Mầm non

    Bài viết thật hay, học được thêm là mình cần yêu người, phải hiểu người, không nên cố cho người hiểu mình yêu người thì tự nhiên hiểu người, và người tự nhiên yêu mình và hiểu mình
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này