LỜI NÓI ĐẦU Đại Nam liệt truyện là một bộ sách có quy mô khá đồ sộ trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam, do cơ quan làm sử chính thức của nhà Nguyễn là Quốc sử quán biên soạn vào giữa thế kỷ XIX. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên, ghi chép tương đối đầy đủ về sự tích , công trạng các công thần , liệt nữ, danh tăng... và gia phả nhà Nguyễn trước và sau khi "Gia Long lập quốc". Bộ sách đã được các nhà dịch thuật nghiên cứu sắp xếp tại làm 4 tập: Tập 1 : Tiền biên: Từ cuốn đầu tiên cuốn 6. Tập 2: Chính biên (Sơ tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 33. Tập 3: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 25. Tập 4: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn 26 đến cuốn 46. Trước đây, các nhà nghiên cứu cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của Liệt truyện nên một vài phần của bộ sách đã được dịch và xuất bản nhưng chỉ phục vụ trong phạm vi hẹp. Hiện nay việc lưu hành rộng rãi bản dịch toàn bộ Đại Nam liệt truyện là rất cần thiết. Do đó, Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa đã cố gắng để bộ sách quý này được xuất bản trọn vẹn một lần mong đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Đạt được kết quả này, Viện Sử học đã làm hết sức mình để giữ gìn và phát huy hơn 2000 trang bản thảo trong những điều kiện rất hạn hẹp. Các nhà Hán học kỳ cựu đã làm việc tại Viện Sử học như Hoa Bằng, Đỗ Mộng Khương, Ngô Hữu Tạo, Cao Huy Giu, Nguyễn Trọng Hân, Nguyễn Mạnh Duân, Phạm Huy Giu, Trương Văn Chinh, Nguyễn Danh Chiên, Phan Đại Doãn... đã đóng góp công sức, trí tuệ rất nhiều vào bản dịch này. Bản dịch đã được xuất bản lần đầu năm 1993 và tái bản lần thứ nhất vào năm 1997. Thể theo đề nghị của bạn đọc, nhất là giới nghiên cứu sử học, chúng tôi cho tái bản lần thứ hai, có sửa chữa; nhưng chắc chắn vẫn còn thiếu sót, rất mong bạn đọc, các nhà nghiên cứu góp ý kiến, chỉ bảo cho những hạn chế để hy vọng lần tái bản tiếp theo bộ sách sẽ được hoàn chỉnh hơn. VIỆN SỬ HỌC - NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA Thông tin về ebook : ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN Tập 1 : TIỀN BIÊN Biên soạn : QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN Người dịch : ĐỖ MỘNG KHƯƠNG Người hiệu đính : HOA BẰNG VIỆN SỬ HỌC VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA, HUẾ 2006 Tái bản lần thứ hai Khổ 14.5 x 20.5. Số trang : 239 Thực hiện ebook : hoi_ls Định dạng: prc QUYỂN 1 TRUYỆN CÁC HẬU PHI QUYỂN 2 TRUYỆN CÁC HOÀNG TỬ TRUYỆN CÁC CÔNG CHÚA QUYỂN 3 TRUYỆN CÁC BỀ TÔI (I) Nguyễn Ư Kỷ Tống Phúc Trị Tống Phúc Hiệp Tống Phúc Hòa Mạc Cảnh Huống Trần Đức Hòa Đào Duy Từ Nguyễn Hữu Tiến Nguyễn Hữu Dật Nguyễn Hữu Hào Nguyễn Hữu Cảnh ... QUYỂN 4 TRUYỆN CÁC BỀ TÔI (II) Nguyễn Cửu Kiều Nguyễn Cửu Thế Nguyễn Cửu Vân Nguyễn Cửu Chiêm Nguyễn Cửu Đàm Nguyễn Cửu Pháp Nguyễn Cửu Dật ... QUYỂN 5 TRUYỆN CÁC BỀ TÔI (III) Nguyễn Đăng Đệ Nguyễn Đăng Thịnh Nguyễn Cư Trinh ... QUYỂN 6 TRUYỆN CÁC BỀ TÔI (IV) Mạc Cửu Mạc Thiên Tứ Trần Thượng Xuyên TRUYỆN CÁC NGƯỜI ẨN DẬT Nguyễn Đăng Đàn Võ Trường Toản Đặng Đức Thuật và Lê Đạt Nguyễn Hương Hoàng Quang TRUYỆN CÁC CAO TĂNG Tạ Nguyên Thiều Thạch Liêm Đạt Bản Viên Quang ... PHỤ CHÉP CÁC TRUYỆN NGHỊCH THẦN, GIAN THẦN Hiệp, Trạch Anh, Trung Huệ và Thông Trương Phúc Loan Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguồn e-thuvien.com
ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN Tập 2 : CHÍNH BIÊN - SƠ TẬP Biên soạn : QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN Người dịch : ĐỖ MỘNG KHƯƠNG Người hiệu đính : HOA BẰNG VIỆN SỬ HỌC VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA, HUẾ 2006 Tái bản lần thứ hai Khổ 14.5 x 20.5. Số trang : 711 Thực hiện ebook : hoi_ls Định dạng: prc QUYỂN 1 TRUYỆN CỦA CÁC HẬU PHI Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng hậu Nguyễn Từ Phi Thế Tổ Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Thuận Thiên Cao Hoàng hậu QUYỂN 2 TRUYỆN CỦA CÁC HOÀNG TỬ Các con Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế Các con của Thế Tổ Cao Hoàng đế. QUYỂN 3 TRUYỆN CÁC CÔNG CHÚA Bốn con gái của Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế Các con gái của Thế Tổ QUYỂN 4 TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC I (Tôn Thất) Tôn Thất Huy Tôn Thất Hội ... QUYỂN 6 TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC III Võ Tánh Ngô Tòng Chu Chu Văn Tiếp Vũ Di Nguy QUYỂN 7 TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC IV Nguyễn Văn Nhân Nguyễn Hoàng Đức Phạm Văn Nhân QUYỂN 8 TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC V Nguyễn Văn Trương ... QUYỂN 11 TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC VIII Lê Quang Định Trịnh Hoài Đức Ngô Nhân Tĩnh ... QUYỂN 21 TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC XVIII Nguyễn Văn Thành QUYỂN 22 TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC XIX Lê Văn Duyệt ... QUYỂN 27 TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC XXIV Lê Văn Quân Nguyễn Văn Thoại Lưu Phước Tường Đặng Trần Thường ... QUYỂN 30 TRUYỆN CHÉP VỀ NGỤY TÂY Nguyễn Văn Nhạc Nguyễn Văn Huệ Nguyễn Quang Toản QUYỂN 31 TRUYỆN CÁC NƯỚC NGOÀI I Nước Cao Man ... QUYỂN 33 TRUYỆN CÁC NƯỚC NGOÀI III Diến Điện Nam Chưởng Chiêm Thành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguồn e-thuvien.com
ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN Tập 3 : CHÍNH BIÊN - NHỊ TẬP Biên soạn : QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN Người dịch : NGUYỄN MẠNH DUÂN, ĐỖ MỘNG KHƯƠNG NGÔ HỮU TẠO, PHẠM HUY GIU Người hiệu đính : CAO HUY GIU VIỆN SỬ HỌC VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA, HUẾ 2006 Tái bản lần thứ hai Khổ 14.5 x 20.5. Số trang : 566 Thực hiện ebook : hoi_ls Định dạng: prc QUYỂN ĐẦU QUYỂN 1 TRUYỆN CÁC HẬU PHI - MỤC I ... QUYỂN 5 TRUYỆN CÁC HOÀNG TỬ - MỤC I ... Tùng Thiện Quận vương Miên Thẩm QUYỂN 6 TRUYỆN CÁC HOÀNG TỬ - MỤC II ... Tuy Lý Vương Miên Trinh ... QUYỂN 13 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC III Nguyễn Đăng Tuân Đăng Giai Đăng Hành ... QUYỂN 17 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC VII Bùi Phổ Hoàng Kim Sán Phan Văn Thúy Tạ Quang Cự Nguyễn Đình Phổ ... QUYỂN 20 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC X Đặng Văn Thiêm Đặng Huy Chước Nguyễn Công Trứ Hoàng Chiến Trương Minh Giảng ... QUYỂN 21 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XI Trương Đăng Quế ... QUYỂN 23 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XIII Nguyễn Tri Phương ... QUYỂN 25 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XV. Hà Duy Phiên Lý Văn Phức Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguồn e-thuvien.com
ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN Tập 4 : CHÍNH BIÊN - NHỊ TẬP Biên soạn : QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN Người dịch : TRƯƠNG VĂN CHINH, NGUYỄN DANH CHIÊN Người hiệu đính : CAO HUY GIU, PHAN ĐẠI DOÃN VIỆN SỬ HỌC VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA, HUẾ 2006 Tái bản lần thứ hai Khổ 14.5 x 20.5. Số trang : 564 Thực hiện ebook : hoi_ls Định dạng: prc QUYỂN 26 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XVI ... Ngụy Khắc Đản Phan Thanh Giản ... QUYỂN 32 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XXII Trần Tiễn Thành Bùi Ái Lưu Quỹ ... QUYỂN 36 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XXVI ... Trịnh Xuân Thưởng Nguyễn Văn Hiển Trần Nhượng Phan Hữu Tự Nguyễn Tạo Ông Ích Khiêm ... QUYỂN 38 TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XXVIII Hoàng Diệu Trương Định Phan Đình Thỏa ... QUYỂN 45 TRUYỆN CÁC NGHỊCH THẦN - MỤC I Lê Văn Khôi QUYỂN 46 TRUYỆN CÁC NGHỊCH THẦN - MỤC II Nông Văn Vân Cao Bá Quát. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguồn e-thuvien.com
Lịch sử triều Nguyễn, viết bằng quan sử Nguyễn thì giá trị rất thấp, lại qua mấy ông Hán học thì văn phong khó đọc. Tiếc là Việt Nam không có các nhà sử học nghiên cứu chuyên sâu cho tử tế. Mình đọc mấy sách cũ thời các cụ, sử Việt Nam thì không có gì so sánh, chứ viết về sử thế giới thì sai bét. Sử là sử, sử mà lồng ghép chính trị thì vứt đi
Sử VN thời trước hầu hết là sử biên niên bạn ạ. Loại sử chuyên sâu, nghiên cứu một vài chủ đề, một vài góc độ chỉ mới có vài chục năm đổ lại đây thôi. Nếu để đọc chơi như bạn thì rõ ràng là khó đọc rồi, nhưng với nhà nghiên cứu thì đấy là những tư liệu thô rất giá trị. Nhận định một nguồn tư liệu là giá trị thấp chỉ vì người viết đương thời đủ biết người nói hời hợt cỡ nào rồi, chưa kể đọc sử mà chê khó đọc dễ đọc thì càng không nên đọc thể loại này.
Chắc bạn là kiểu sâu sắc như " Học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt" rồi. Khó đọc hay dễ đọc là do người dịch, mà lịch sử là để phổ biến rộng rãi cho toàn dân, chứ không phải phục vụ nghiên cứu hay để thể hiện trình độ Hán học mà viết theo kiểu hàn lâm cho người khác đau đầu. Sử thế giới người ta còn đánh giá chép sử trong thời kỳ nào để xem có bị ảnh hưởng gì bởi chính trị hay không. Nếu viết ra để tôn vinh sùng bái cá nhân thì đương nhiên là chả có giá trị gì rồi bạn sâu sắc ạ
Hihi Rõ ràng là bạn chưa đọc lấy một chữ nào trong "Đại Nam liệt truyện" rồi bạn ạ, thậm chí ngay cả phần Lời nói đầu mà bạn thớt post ở trên bạn còn chưa đọc nữa. Vậy mà ý kiến của bạn hùng hổ quá nên mình xin đính chính luôn: 1. Bộ sách "Đại Nam liệt truyện" được biên soạn vào thế kỷ XIX, nếu không dốt quá thì bạn cũng phải biết rằng thời bấy giờ ngôn ngữ viết của chúng ta là chữ Hán chứ. Đấy không phải là ngôn ngữ viết "hàn lâm cho người khác đau đầu" mà là ngôn ngữ viết chính thức được nhà nước (Triều Nguyễn) bấy giờ công nhận bạn ạ. Vậy đó chưa đáng gọi là "phổ biến rộng rãi cho toàn dân" hay sao? 2. Từ khi bộ sách được biên soạn đến nay cũng khoảng 150 năm rồi, chưa nói sách đúng hay sai, riêng khoảng thời gian này chưa đủ biến bộ sách thành bộ tư liệu về thời kỳ soạn sách hay sao? Bạn có đủ khả năng hiểu nghĩa chữ "tư liệu" chứ? 3. Lần nữa xin nhắc lại: Làm ơn, trước khi phán thì hãy chịu khó đọc lấy dăm ba chữ trong bộ sách ĐNLT bạn ạ, ít ra cũng thêm cơ sở lòe thiên hạ, vì rõ ràng đây không phải là "Lịch sử triều Nguyễn, viết bằng quan sử Nguyễn" mà đây là bộ Liệt truyện bạn ạ. Nội dung nó thế nào thì ngay phần Lời nói đầu bạn thớt post ở trên: “ghi chép tương đối đầy đủ về sự tích , công trạng các công thần , liệt nữ, danh tăng...“ chứ không hề “viết ra để tôn vinh sùng bái cá nhân” bạn ạ. Nói suông không có một chứng minh mà gọi là luận điểm được sao, bạn học xong phổ thông chưa đấy? 4. Về phần giá trị cuốn sách thì thiết nghĩ mình không cần nói thêm gì nữa, các nhà nghiên cứu đã KHẲNG ĐỊNH rồi. Nếu bạn có đủ khách quan thì lần sau có đọc một bài nghiên cứu về lịch sử giai đoạn này xin hãy đọc thêm phần Danh lục tài liệu tham khảo nhé. Đó là một cách chứng minh dễ thấy nhất tầm quan trọng của bộ sách này đó bạn ạ, thay vì chỉ những lời rỗng không của bạn. 5. Cuối cùng: nếu bảo một cuốn sách là kém giá trị bởi người viết làm quan chính quyền đương thời thì bạn nên tìm hiểu một chút về Tư Mã Thiên bạn ạ. PS: Mình rất xin lỗi vì hôm trước đã bảo là "hời hợt" bạn ạ. Thật ra đó là một lời khen dành cho bạn đấy, vì người hời hợt ít ra còn hiểu biết dù chỉ sơ sài, nhưng bạn thì đến những kiến thức sơ đẳng nhất còn chưa nắm được thì đáng gọi bằng "dốt nát" thôi. Đã không hiểu, không chịu đọc để hiểu, mà thích gán ghép, thích phán thì chỉ có thể loại Thánh phán thời nay thôi. Làm ơn: Lần sau trước khi chém những từ ác liệt như "lịch sử là để...", "Sử thế giới người ta còn...", "chả có giá trị gì",...thì chịu khó đọc lấy dăm ba chữ đi bạn ạ, mở miệng là toàn những phát ngôn động trời mà chứng minh thì chẳng chứng minh được tẹo nào thì khác gì lý sự cùn hả bạn?
Luận ngoài đề một chút, tôi thấy bản thân khẩu hiệu "học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt" không có gì là sai, ngược ngạo, hay quá đáng cả. Tiếng Việt vốn dĩ có tỷ lệ từ tố gốc Hán rất cao, cho nên học chữ Hán trước tiên là để dùng cho đúng, hiểu cho đúng những chữ đã có, sau là để tránh những "phát minh" về từ ngữ vừa không cần thiết, vừa khó nghe.
Xuống thấp một chút. Nên hạ mình trước Sử. Sử là những gì đã qua. Có thể đúng, có thể sai. Hậu thế không nên hỗn.