Chu Thiên tên thật Hoàng Minh Giám, còn có bút danh khác là Dương Hoàng, sinh năm 1913 tại thôn Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong dòng họ Hoàng nhiều người yêu nước như cụ Hoàng Văn Tuấn lãnh đạo nhân dân đánh Pháp ở vùng sông Đáy. Có anh họ là Hoàng Nhượng Tống Trước Cách mạng tháng 8, ông dạy học tư và viết văn, tiểu thuyết ở Hà Nội Download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Diễn đàn không ủng hộ việc dẫn link từ các trang khác. Tôi đã up lại cuốn này lên Google Drive. Bút nghiên - Chu Thiên (29,9 mb) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Xuất thân từ một gia đình khoa bảng Nho học, nhà văn Chu Thiên thấm nhuần đạo nghĩa thánh hiền, hiểu rất rõ ngày xưa học hành, thi cử khó khăn như thế nào. Đọc Bút Nghiên để thấy sự trưởng thành của một cậu học trò nhà quê tên Tâm, như hoa nở từ từ. Giỏi, nhưng không tự phụ. Tâm biết chấp nhận lỗi của mình để sửa đổi, cố vươn lên và cuối cùng thành đạt vẻ vang. Đọc Bút Nghiên để biết ngày xưa học như thế nào. Không phải chỉ thuộc làu kinh sử, mà còn cần hiểu qui luật thi phú, cần óc sáng tạo để trau chuốt vần thơ, để cho thơ có hồn, có nghĩa mà không phạm qui luật của thơ. Đọc Bút Nghiên để biết có bao nhiêu lần khảo hạch từ lớp vỡ lòng đến kỳ thi Tiến Sĩ; thi cử ở đâu và chấm thi như thế nào. Vô hình trung, đọc tiểu thuyết lại thành học sử, qua những lời viết của nhà văn Chu Thiên. Chu Thiên không có ý phục cổ. Lảng vảng đâu đó ông so sánh thang điểm giữa ngày xưa và ngày nay, với phụ chú bằng tiếng Pháp. Té ra không có gì khác cả, giữa lối thi theo Nho học hay Tây học. Trong suốt quyển Bút Nghiên, ông không hề cổ vũ, khen chê lối học nào cả. Đọc Bút Nghiên để thấy bàng bạc những hình ảnh êm đềm của làng mạc ngày xưa, những buổi tiệc, những buổi lễ tạ ơn, cầu xin thần làng. Đọc Bút Nghiên để thấy nhân tình thế thái khi gia đình Mai từ hôn với gia đình Tâm. Kết cuộc lại viên mãn, quan Nghè Tâm thành hôn với cả hai chị em xinh đẹp, nhà ở miền Thanh Oai! So với Nhà Nho cũng của tác giả Chu Thiên, có lẽ Bút Nghiên ít giá trị văn học hơn, nhiều đoạn miêu tả dài dòng, nặng nề về các lối làm văn và các quy cách thi cử. Dẫn dắt câu chuyện đôi khi còn gượng gạo, sơ sài. Tuy nhiên đây cũng là nguồn tư liệu quý cho những người hoài cổ tham chiếu. Ghi chú: Bản ebook này có tham khảo bản in lần thứ hai của NXB Á Châu. Cảm ơn các bạn đã chuyển file pdf và file text.
Xin phép bác @quang3456 mình tạo lại ebook từ file Docx của bác. Mình đã thêm bìa và tạo lại toc cho ebook. Thân,
Bản text cuốn này chương IX lộn ngược XI. Câu thơ: «Rõ [kìa] danh chiếm bảng vàng Võng anh đi trước, võng nàng theo sau!» Chữ “kia" mới đúng, đây chắc lỗi nhận dạng OCR. Thêm hình minh họa cho câu trên:
"Rõ kìa" nghe hay hơn. Còn cái hình trên không giống vinh quy bái tổ lắm, ở đâu mà có đến 2 ông quan đội mũ cánh chuồn, cưỡi ngựa.
Cuốn này viết chân phương, đọc hay quá các bạn! Sách hàm chứa nhiều thông tin về khoa cử thời phong kiến, cũng như con đường học vấn của sĩ tử ngày xưa. Rất cảm ơn các bạn đã số hóa một tác phẩm giá trị như thế này.