Bên lề chính sử NXB Văn Hóa Thông Tin 2005 Tác giả :Đinh Công Vĩ “Bên lề chính sử” là cuốn sách của tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ (Viện nghiên cứu Hán Nôm) được NXB Văn hóa thông tin ấn hành. Cuốn sách có nhiều bài viết trong đó có những bài viết: “Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, ngôi sao rực sáng trên văn đàn Thăng Long”, “Người khai sáng Thăng Long, vở kịch lịch sử thành công”... là sự chuẩn bị chào mừng Thăng Long 1000 năm tuổi. “Bên lề chính sử” là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chính sử với những sử nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chính sử cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc “Bên lề chính sử”. Để hoàn thành cuốn sách, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkđã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chính sử (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương... Không chỉ có vậy Đinh Công Vĩ còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tính bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng... đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian. Đặc biệt Đinh Công Vĩ đi sâu vào gia phả, dùng gia phả “bổ sung làm minh xác cho chính sử” như nhà sử học đã nói trong bài viết mở đầu. Ngoài ra ông còn chú ý nguồn tài liệu Hán Nôm khác như: thần phả, ngọc phả, hoành phi câu đối và nhất là văn bia, thấm nhuần “Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn”, ở một số bài viết, Đinh Công Vĩ đã dùng văn bia để minh định cho sử học. Là chuyên gia khoa học công tác lâu năm ở Viện Hán Nôm lại say nghề, ham tìm tòi, luôn bứt dứt trước những vấn đề chưa sáng rõ nên “Bên lề chính sử” xét về mặt Hán học và sử học là có thể tin cậy được.
Đọc xong rồi phê bình cũng chả muộn . Ông bà mình vẫn bảo " nói có sách , mách có chứng " đấy @takeshima ạ !
Bạn nói chính xác! Nhưng trước khi đọc sách, liếc qua phần giới thiệu tôi thấy 1 số điểm rất đáng ngờ trong phần phương pháp của tác giả. Ví dụ như nói tác giả dựa vào nguồn gia phả, thần phả.v.v.mà các nguồn này phần lớn không xác thực thì làm sao minh định cho sử học được.
Nói thật là sách đàng hoàng chẳng bao giờ có ai đốt. Coi lại lần nữa thì cuốn này hình như thuộc dạng sách "chào mừng", "nhân dịp". Nói vậy, nhưng sự rộng lượng của bạn khi chia sẻ sách thì luôn được ngưỡng mộ.
Tôi xin dừng cuộc tranh luận tại đây thôi Thích đọc sách nào là quyền của bạn , nhưng chúng ta tự nhận là những người yêu sách ,đến TVE-4U cùng đọc, cùng chia sẻ , nên hãy dành cho sách và người viết sách chút gì trân trọng và công bằng, đừng vội khai tử sách khi chỉ đọc qua lời dẫn hay chỉ vì tựa sách không hay..lời dẫn không phải là lời của Tác giả hà cớ gì lại bị miệt thị vô lý đến vậy? Bạn có thể không đọc , không ai ép bạn đọc, nên hãy tôn trọng sự đọc của những người khác . Nếu bạn đọc rồi thì lại khác , lời nhận xét của bạn sẽ có ích cho diễn đàn , nếu sách thật sự là " sử nô" , nhảm nhí hay vô nghĩa thì tôi hay ban điều hành cũng sẽ xóa bỏ và cảm ơn bạn vô cùng . Tôi cũng không up sách vì mong được sự ngưỡng mộ , tôi up theo tiêu chí của diễn đàn " cùng đọc, cùng chia sẻ" . Sách cũng không phải do tôi làm eBook , chỉ là có sẵn ,đã đọc nên up để cùng đọc thôi . Thử nghĩ xem nếu ví von sách là một món ăn, lúc tôi bày ra mời cả nhà cùng thưởng thức , lúc mọi người đang cầm đũa thì bạn bịt mũi , nhăn mày bảo " ăn gì mà ăn cái thứ rác rưởi ,bốc mùi này ,chỉ nhìn thôi cũng biết là thứ đồ bỏ đi ". Nói đến vậy cũng chỉ mong bạn dành cho tôi và những thành viên muốn đọc sách này một chút tế nhị tối thiểu như giữa những người bạn với nhau . Thân ái!
Ebook này do Bi làm, Li chui vào nhà Bi lúc nào Bi không hay??? Hay Li-Bi có quan hệ thân quen hoặc giả chúng ta lỡ bước đưa chân... Cuốn này đọc được mà. Điều quan trọng khi đọc sách sử là phải nhìn nhận trung dung, khách quan. Bên cạnh đó đối chiếu với các sử liệu khác nữa. Đừng vì một định kiến nhỏ mà mất hay.
Oh yeah! Gần quan , ban lộc ...Tạ ơn đời , tạ ơn ai đã đưa lạc Li bước vào nhà người...Rinh được nhiều ebook rất hay
Phương pháp nghiên cứu của ông tác giả này có vấn đề nặng, không rõ đang nghiên cứu sử học hay đang kể chuyện cổ tích cho trẻ con nghe nữa.