Tôi muốn học theo trường phái khắc kỷ. Nhưng ngay từ đầu tôi đã dùng một cái miệng nhiều lần hơn hai con mắt. Có trễ hay không để học về một triết phái đối ngược với tâm tính của tôi.? «GT3»
Mình vẫn đang tìm hiểu. Zeno người khởi lập trường phái này có câu: “Con người có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” «GT3»
Tớ không nghĩ Khắc kỷ nên theo hướng đó. Khắc kỷ gần gũi với - Chủ nghĩa khổ hạnh chân đất của Cơ đốc giáo. - Với ngũ uẩn giai không của Phật giáo. - Với mặc nhiên khí luận của Đạo giáo. Khắc kỷ chủ nghĩa thật ra khá gần gũi. Zeno cũng từng nói về nhận thức thế giới bằng cảm tính và lý tính. Làm gì tiêu cực đến nổi phán "dán miệng bịt tai" đâu nào.
Tôi thấy cái rắc rối là ở chữ ''khắc kỷ'', cũng như khi ta dịch Cynic thành ''khuyển nho'' vậy. Dịch là trường phái Stoa hay Zeno gì đó nhiều khi lại đúng hơn.
Cũng là ý đó. Hihi. Tớ bắt đầu không phải với Zeno hay Seneca, tớ bắt đầu với Epictecus. Tớ thấy quan điểm của ông có cả "quán tự tại". Nó không đơn giản chỉ là đạo đức để hạnh phúc hay kiểu là khổ hạnh để đạt đạo như có vài sách đã viết.
Vì nó có liên quan tới ''chó'' nên gọi là khuyển. Nhưng cụ Lê không thắc mắc chữ ''chó'' mà lại thắc mắc chữ ''nho'' vì triết thuyết đó chẳng có dính dáng gì đến nho giáo.
Tớ thấy có phần sai lệch trong cách hiểu. Nếu không cặn kẽ, có khi lại hiểu Cynic là "Chó" thì chết. Cynic nguyên tiếng Hy Lạp là κυνικός/kynikós. Bức hình dưới là cách giải thích. Thú vị chưa? Tiếp theo, Nhỏ từ nguyên là chỉ những người có trí thức, hoặc hiểu theo nghĩa rộng là các triết gia, chứ không gói gọn trong Nho Gia hay Nho giáo. Nói rằng Nhớ không không "dính dáng" đến Khắc Kỷ là chưa chính xác, Nhờ gia thật ra là rất đề trọng chủ trương khắc kỷ, ngay trong Luận Ngữ đã chỉ rất rõ. Thiên Nhan Uyên có viết: [颜渊问仁。子曰:"克己复礼为仁。一日克己复礼,天下归仁焉。为仁由己,而由人乎哉?" 颜渊曰:"请问其目"。子曰:"非礼勿视,非礼勿听,非礼勿言,非礼勿动"。颜渊 曰:"回虽不敏,请事斯语矣"。 Nhan Uyên vấn nhân. Tử viết: Khắc kỷ phục lễ vi nhân. Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ qui nhân yên. Vi nhân do kỷ, nhi do nhân hồ tai ? Nhan Uyên viết: Thỉnh vấn kỳ mục. Tử viết: Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động. Nhan Uyên viết: Hồi tuy bất mẫn, thỉnh sự tư ngữ hĩ.] [Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ vi nhân yên]. Thật ra, các triết thuyết hay tôn giáo đều có tương đồng, chỉ là người đời sau, có đôi chút lệch pha khi chuyển ngữ hay diễn giải. Đạo vốn chung một gốc, nhưng đường thì do người hành đạo tạo ra.
Hình như Stoic là chủ nghĩa khắc kỷ. Cynic là chủ nghĩa hoài nghi. Hoài nghi thì chắc không giống Nho giáo mà gần với Đạo giáo.
Philosophical scepticism là chủ thuyết hoài nghi. Còn Cynic là Khắc Kỷ nguồn gốc bắt nguồn từ Cynosarges có nghĩa là "nơi của con chó trắng". Cũng là nơi mà chính ông tổ của chủ thuyết, Antisthenes có bài giảng ngôn khai sáng. Ông từng là học trò của Socrate. Và vì sao có người, nói rằng, khắc kỷ "giống chó" là vì 4 nguyên tắc chó... Các bác tìm đọc nhé! Theo ý tôi thì cách hiểu đó có phần chưa chính xác, Pyrrho đề ra chủ thuyết Hoài nghi cũng dựa trên các quan điểm khắc kỷ. Nếu nói Cynic gần với Đạo giáo hơn Nho giáo cũng có phần đúng và chưa đúng. Tính tương đồng trong các chủ thuyết là điều rất dễ nhận ra, không hoàn toàn tuyệt đối.
Các từ điển xưa dựa theo Trung hoa dịch là khuyển nho nhưng từ điển Pháp Việt của Lê Khả Kế (1997) không dịch mà phiên âm là xinic. Tôi thấy vậy đúng hơn. Tôi chẳng biết triết thuyết đó ra sao nhưng khi nói ''khuyển nho'' thì thông thường ta dịch nôm na là nhà nho chó, nho giáo chó. Chắc có lẽ vì vậy mà cụ Lê chê chăng? Trong nho giáo cũng có từ nho hương nguyện, mà dịch như thế cũng không được.