Việc từ Nôm mượn âm thì cái đó tôi không có căn cứ nào xác tín để hồi đáp. Nhưng về thời tiết tiếng Hán có khá đủ, bạo Phong Vũ cũng sẽ là Bão, nhưng họ có từ Cụ để chỉ bão, Hồng Thuỷ để chỉ lũ, trong từng trường hợp họ sẽ dùng từng từ đơn hoặc ghép để hợp với ngữ cảnh. Thật ra, cũng tuỳ trường hợp. Một vài từ được học theo, một vài từ được tổ chức lại hay biến thể,...có qua nhiều lý do mà.
Tuy nhiên, phía trên có một câu khiến ta rất nghi ngờ về khái niệm "trâu - bò" của người Hán. Họ nói là Thuỷ ngưu với bò là một chủng, người Phương Nam thì dùng thuỷ ngưu để mà cày ruộng.???? Họ lại chép, nước Kế Tân Quốc xuất Phong Ngưu và thuỷ ngưu, Phong ngưu thì là con bò U rồi. Thuỷ ngưu ở đây lại ở Kế tân quốc thì chắc hẳn là con Bò tạng rồi. ngoài ra, còn có em trâu sừng cong, kiểu trâu rừng á, cũng là thuỷ ngưu. Theo sách vở hiện đại, Tàu có tám loại thuỷ ngưu, có danh sách hẳn hoi, tên tuổi cũng hoành tá tràng. Có vẻ là kha khá rắc văn rối.
Tôi cũng không có căn cứ nào, cái đó phải phân tích ngữ âm rất phức tạp không thể nhớ hết được, mà cũng còn tranh luận chán. Nhưng tra từ điển thì nói rằng từ Cụ chỉ gió bão, gió lốc và đọc văn bản thấy dùng hạn chế trong một số ngữ cảnh thôi. Như bác thấy, chỉ lũ lụt là từ Hồng thủy tức nước lớn - một từ ghép, chỉ gió lốc, gió xoáy là từ Toàn phong... người Hán có vẻ thích dùng từ ghép hơn. Mà không biết từ Cụ đó có liên quan đến con vụ của người miền Nam không, nghe âm cũng gần giống.
Thật ra Hán tự nếu phân tích theo nghĩa hiện đại thì sẽ nhiều từ sai lắm. Ví dụ chữ Kình là cá voi, nó là thú có vú, không phải cá, vậy mà lại có bộ Ngư.
Nó là thú sao bác lại gọi là cá voi? Còn cá heo, cá sấu, cá nược... nữa, xem ra các bác gọi sai hết rồi, ahihi.
mới đọc cuốn tam tự kinh này, thấy chổ Việt/Nôm hóa nghĩa bị sai nhiều Thí dụ: Dung Tứ Tuế, Năng Nhượng Lê ; nên dịch là Ông Dung lúc bốn tuổi, đã biết nhường lê. chứ viết: Người Dung bốn tuối, được nhường lê thì sai... Dù phần dịch thơ dưới thì đúng....