Thấy có quyển TAM TỰ KINH Các bác mang về xem hộ rồi cho ý kiến nhé! Please login or register to view links
Ông nào scan mà đặt tên thứ tự bị ngược, số cuối thì là trang đầu, số đầu là trang cuối, phải rename đảo thứ tự lại. Thiếu trang 66-67.
Thiên trời địa đất cử cất tồn còn tử con tôn cháu...nhớ hồi đi học, hàng xóm kêu thằng này bị cô nhập.
Đã rename đúng thứ tự, xoay trang đúng chiều. Please login or register to view links Ai có thời gian thì crop lại cho gọn.
Nhắc tới Tam thiên tự, hôm trước em thấy trên fb của một chị bán sách có đoạn như này: "Tam thiên tự có đoạn Ngưu - trâu, Mã - ngựa, Cự - cựa, Nha - răng, v.v. nên cho tới nay vẫn có nhiều người dịch ngưu 牛 là trâu và dịch thủy ngưu 水牛 là trâu nước, trong khi thực ra ngưu là bò và thủy ngưu mới là trâu." Có đúng vậy không bác?
Theo như thuyết văn thì ngày trước, lúc đó là lúc nào thì tớ không có biết. hehe, Cứ con súc nào mà đầu có sừng thì gọi là ngưu thôi. Sau này, mới có ngưu trâu và ngưu bò như cậu nói. Theo tớ thì lúc đầu mấy ảnh chưa biết con trâu là gì, đến tiến dần xuống phía nam thì mới thấy con trâu, nên mới có thuỷ ngưu.
Đây là một giả thuyết của các học giả cho rằng nước Việt và nước Tàu xưa có khác biệt lớn, bằng chứng là họ không có từ riêng chỉ con trâu của phương Nam mà phải gọi bằng từ ghép. Giả thuyết này chưa chắc đúng vì tiếng Hán cũng có nhiều từ ghép khác như ông, bà gọi là tổ phụ, tổ mẫu, nếu theo thuyết trên thì tổ phụ, tổ mẫu đó có sau phụ, mẫu chăng. Có người còn cho rằng ngược lại, chữ trâu của Việt Nam là đọc chệch chữ ngưu mà ra. Nhân tiện, xin hỏi các bác, chữ Hán thì bão (cơn bão, bão lụt...) biểu thị bằng chữ gì? giông (hay dông, dông tố...) biểu thị bằng chữ gì?
Giông tố thì nhiều từ lắm. Còn bão thì thường dùng từ 暴 (bão, bạo, bộc), hay dùng chung là "bạo phong vũ" (mưa gió bạo liệt).
Tất nhiên, nhưng thuyết đó không phải ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa dân tộc đâu bác. 水牛 牛的一種。我國南方耕種水田的主要力畜。角粗扁向後彎,作新月形,毛灰黑而稀疏,汗腺不發達,常喜浸水中。 《漢書‧西域傳下‧罽賓國》:“﹝罽賓國﹞出封牛、水牛。” 《世說新語‧言語》“臣猶吳牛,見月而喘”南朝梁劉孝標注:“今之水牛,唯生江淮間,故謂之吳牛也。” 郭沫若《芍藥及其他‧下鄉去》:“水牛都疲倦得不耐煩了,耕到墻腳的石坎邊不肯轉身。” Chưa hiểu ý bác lắm. nhưng trong tiếng Hán, chữ 飓: cụ, hay cụ phong 飓 nghĩa là Bão, cơn Bão, hay 阵 風, 暴風 trận phong, bạo phong, có nghĩa tương đương. Hay 洪水 là lũ lụt vậy.
Tôi đọc được giả thuyết là các từ bão, giông trong tiếng Việt là đọc chệch từ bạo, phong trong tiếng Hán mà ra. Tiếng Hán không có từ đơn chỉ bão hay giông, để chỉ bão, như các bác biết họ dùng từ ghép là bạo phong, cuồng phong bạo vũ... như vậy không thể nói trước kia họ chỉ biết có gió, mưa sau này mới thấy bão nên gọi là bạo phong. Ngược lại, bão giông có thể đã nói trại từ bạo phong mà ra và nói tắt là bão. Cũng như vậy, giông tố có thể đã nói trại từ phong vũ mà ra và sau này gọi tắt là giông. Người Việt có thói quen nói tắt, ai học đại học giờ thì biết, các thầy cô cũng gọi tín chỉ là tín, mấy trăm một tín? Tóm lại, trâu có thể là từ thủy ngưu, ngưu đọc trại ra chứ không phải về sau người Hán tiến xuống phương Nam mới thấy trâu.
Sao lại không? Trong tiếng Hán chữ Cụ mà tôi nói trên đã có nghĩa là bão, đâu cần phép từ? là Cụ Phong?